"Yêu râu xanh" hãm hại 13 phụ nữ (Kỳ 5)

Liên tiếp những vụ giết xảy ra khiến người dân hoang mang. Thống đốc bang Massachusettes trao thưởng 10.000 đô la cho người cung cấp thông tin giá trị.

Cảnh sát nhanh chóng điều tra về Arnold Wallace. Theo điều tra, thời điểm những vụ giết người xảy ra đều khớp với thời gian hắn trốn viện. Tuy nhiên, cảnh sát cũng khá thận trọng vì cho rằng Paul Gordon đã tới bệnh viện tâm thần Boston trước đó và có khả năng đã nhìn thấy Wallace trước khi đưa ra những lời tiên đoán của mình.  Nếu đúng như vậy, Paul là người nói dối và có thể lại chính là hung thủ.

Wallace bị thẩm vấn và được kiểm tra bằng máy phát hiện nói dối. Wallace có chỉ số IQ khá thấp và việc hắn không phân biệt được thực tại và ảo giác, gây cho cảnh sát nhiều khó khăn. Cuộc thử nghiệm không cho kết quả khả quan. Wallace trở lại bệnh viện. Cảnh sát tiếp tục điều tra với những manh mối khác.

Ba tháng sau đó không có thêm vụ án nào ở Boston.

Ngày  8/9/1963, xác Evelyn Corbin, một phụ nữ góa 58 tuổi được tìm thấy trong căn hộ của mình tại khu Salem. Corbin nằm sấp trên giường với hai chiếc tất quấn quanh cổ, mồm bị bít kín bằng chính quần lót của cô. Kết quả giám định pháp y cho biết Corbin  không bị hãm hiếp.

Căn không có dấu hiệu bị trộm cắp. Một hộp nhỏ đựng đồ trang sức vẫn còn nguyên. Chiếc ví vứt trên ghế sôpha. Cảnh sát không thể đưa ra nguyên nhân hợp lý cho vụ này.

Ngày 25/11, cả nước Mỹ chìm trong đau thương trước cái chết của tổng thống John F. Kennedy. Người dân Boston chăm chú vào màn hình tivi chờ đợi những tin tức mới về kẻ giết tổng thống. Họ không để ý tên bóp cổ lại ra tay. Nạn nhân là Joann Graff, nhà thiết kế 23 tuổi. Joann bị giết trước khi Tổng thống Mỹ bị bắn. Hai chiếc tất buộc chặt quanh cổ những vụ trước đó. Căn hộ của cô bị lục tung.

3h25, một sinh viên sống trong căn hộ gần đó nghe thấy tiếng bước chân trong khu hành lang. Người sinh viên này cho biết đã có người xuất hiện trước đó và đi lại dọc hành lang, đó là một thanh niên khoảng 27 tuổi, tóc xịt kẹo, mặc áo sơ mi và quân  jean màu tối.

Chính cậu sinh viên này đã chỉ cho người lạ phòng của Joann. Một người bạn của Joann cho biết có gọi điện đến nhà Joann chiều hôm đó nhưng không ai nghe máy.

Liên tiếp những vụ giết người không tìm được hung thủ tạo áp lực lớn cho lực lượng cảnh sát. Ngày 17/1/1964, Edward Brooke, một quan chức tư pháp cấp cao của bang Massachusettes đã đứng ra nhận điều tra vụ này.

Đội điều tra đặc biệt được thành lập gồm nhiều thám tử nổi tiếng của Boston và liên bang. Ngoài ra, còn có Tiến sĩ Donald Kenefick, chuyên gia tâm lý học. Thống đốc bang Massachusettes trao thưởng 10.000 đô la cho ai cung cấp thông tin giá trị.

Sau khi nghiên cứu 37.000 trang tài liệu liên quan tới vụ án, các nhà điều tra nhận định hung thủ ít nhất 30 tuổi. Hắn là người lao động chân tay, hoặc thích làm những công việc chân tay. Nhiều khả năng độc thân hoặc đã ly thân.

Peter Hurkos, chuyên gia về tâm linh nổi tiếng người Hà Lan được mời tham gia đội điều tra.

Thời điểm này, gã thợ may Albert DeSalvo bị bắt vì mạo danh nhân viên các cửa hàng thời trang tới tận nhà khách hàng tư vấn và hứa hẹn họ sẽ được thạm gia các buổi biểu diễn.Khi bị bắt, Albert khai mục đích của hắn chỉ để thể hiện mình thông minh hơn mặc dù ít học. Albert bị phạt 18 tháng tù giam.

Năm 1962, DeSalvo ra tù và hàng loạt vụ lại xảy ra tại Boston. Đầu tháng 11/1964, gần 3 năm sau khi được tự do, DeSalvo bị bắt trở lại vì bị tình nghi tới 1 vụ án đặc biệt.

Trước đó, ngày 27/10, một kẻ lạ mặt đột nhập vào căn hộ riêng của môt góa phụ và đe dọa giết người này. Thuy nhiên, sau khi trói nạn nhân, hắn đã thay đổi ý định và xin lỗi trước khi bỏ đi.

Theo miêu tả của nạn nhân , các điều tra viên nghĩ đến DeSalvo.  Chính nạn nhân đẫ nhận ra giọng DeSalvo đã đe dọa mình.

DeSolva khai nhận đã đột nhập vào khoảng 400 căn nhà và thực hiện vài vụ cưỡng hiếp. Anh ta đã tấn công khoảng 300 phụ nữ ở bốn bang gần nhau. Cảnh sát không tin con số DeSalvo đưa ra là chính xác. Các nạn nhân không báo có thể do xấu hổ.

DeSalvo được đưa tới Bệnh viện Bridewater State để kiểm tra. Các nhân viên điều tra kết luận Albert DeSalvo chính là sát thủ họ cần tìm bấy lâu nay.

Lời thú tội bất ngờ và dễ dàng của DeSalvo khiến cảnh sát đặt nhiều nghi vấn. Theo cảnh sát DeSalvo có thể có tội thật, hoặc hắn bị tâm thần.

Liệu DeSalvo có bị tâm thần? Mời các bạn đón đọc Kẻ lạ mặt và 13 phụ nữ bị hãm hại (Kỳ cuối) vào SÁNG SỚM ngày 18/9/2014.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Thúy Trần (Theo Trutv) ([Tên nguồn])
"Yêu râu xanh" hãm hại 13 phụ nữ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN