Vì sao IS ngày càng lớn mạnh bất chấp bom Mỹ?

Ông Nihah Awad, giám đốc Hội đồng Quan hệ Mỹ - Tôn giáo có trụ sở ở Washington đã lý giải vì sao trước sự truy đuổi không ngừng của phương Tây, Nhà nước Hồi giáo (IS) không những bị tiêu diệt mà ngày càng lớn mạnh.

Những quân đội hùng mạnh nhất trên thế giới đã đánh bom Al-Qeada hơn một thập kỷ qua, các thành viên của nhóm khủng bố này bị đánh tan tác và thường sống lẩn trốn. Thế nhưng với IS lại khác, bom đạn không thể tiêu diệt được tổ chức Hồi giáo cực đoan này, không những vậy số thành viên tham gia IS ngày càng gia tăng và trở thành tâm điểm của cộng đồng quốc tế. Vậy nguyên nhân nào đã khiến chúng phát triển đến vậy?

Vì sao IS ngày càng lớn mạnh bất chấp bom Mỹ? - 1

Hình ảnh các vụ hành quyết của IS tràn ngập trên mạng xã hội đã góp phần tuyên truyền cho tổ chức này

Đầu tiên, phải kể đến rằng hệ tư tưởng cực đoan nào của IS luôn gắn với cái mác công lý. Bằng việc sử dụng những chiêu thức mang danh công lý mà tổ chức này đã chiêu nạp được khá nhiều thành viên.

Trong 3 năm qua, cuộc nội chiến tại Syria đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống của người dân. Liên Hợp Quốc ước tính đã có hơn 191.000 người thiệt mạng trong cuộc nội chiến tại quốc gia này. Gần đây, cơ quan tị nạn của Liên Hợp Quốc kết luận rằng: “Gần một nửa người dân Syria phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn.”

Khi chế độ của ông Assad được cho là đầu độc người dân của nước mình bằng vũ khí hóa học, cộng đồng quốc tế chỉ lấy đi thứ vũ khí trong tay của chính phủ này bằng chương trình tiêu hủy vũ khí hóa học của Syria.

Phản ứng đó giống như việc trừng trị một kẻ giết người bằng cách lấy đi một trong những khẩu súng của hắn ta. Tương tự như vậy, tại Iraq, phương Tây đã làm ngơ trước việc chính phủ của cựu Thủ tướng Maliki đã không chú trọng việc đối xử công bằng với người dân mà chỉ vì lợi ích bè phái.

Cộng đồng quốc tế đã làm ngơ khi người dân Syria và Iraq không được sống cuộc sống của tự do, công bằng theo luật pháp và các quyền cơ bản khác của con người. Điều này đã tạo môi trường thuận lợi cho IS phát triển khi tổ chức này đã đặt ra một lối thoát mang danh công lý để những người bất mãn thoát khỏi chế độ của Assad hay Maliki.

Thứ hai, chính truyền thông phương Tây đang đóng vai trò quan trong trong việc tuyên truyền cho IS.

Cách hành xử của IS vấp phải sự phản đối của rất nhiều người Hồi giáo. Trong thời gian gần đây, hơn 120 học giả quốc tế về đạo Hồi và các nhà lãnh đạo Hồi giáo đã viết một lá thư ngỏ gửi tới người đứng đầu IS để bác bỏ ý thức hệ của tổ chức này. Tuy nhiên những hành động như vậy không thấm vào đâu khi mà IS, Al-Qeada và các đồng minh đã thống lĩnh  hệ tư tưởng của người Hồi giáo tại phương Tây trong vòng hơn một thập kỷ qua.

Theo báo cáo của Cục điều tra Liên bang Mỹ (FBI), đã có 14.827 vụ giết người tại Mỹ vào năm 2012. Cũng trong năm đó đã có 84.376 vụ cưỡng đoạt. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh của Mỹ cho biết hơn 1/3 số phụ nữ Mỹ bị lạm dụng ngay trong nhà.

Hãy thử tưởng tượng nếu như một tổ chức nước ngoài tập trung riêng vào những thống kê đó để vẽ nên một hình ảnh lệch lạc về nước Mỹ như một nơi của bạo lực và lạm dụng. Hình ảnh lệch lạc đó sẽ ảnh hưởng tới nhận thức của rất nhiều người và chính IS đang điều khiển những nhận thức sai lầm đó.

Không chỉ có vậy, chúng ta hãy cùng xem xét cách mà IS sử dụng phương tiện truyền thông. Đó là sự tràn ngập các vụ hành quyết và các hình ảnh về chiến tranh được thực hiện bởi các thành viên IS, kèm theo những tin tức có gắn mác một tổ chức của “những chiến binh thánh chiến” và “những người Hồi giáo.”

 Bên cạnh đó các lãnh đạo Hồi giáo trên toàn thế giới đồng loạt phủ nhận IS và những tư tưởng cực đoan của chúng. Điều này chỉ làm gia tăng thêm mục đích tuyên truyền IS. Mọi người đều nhắc đến tổ chức cực đoan này như một “Nhà nước Hồi giáo” và các thành viên của tổ chức như những “chiến binh thánh chiến”.

Với người Hồi giáo, thuật ngữ “thánh chiến” thường có nghĩa là cuộc đấu tranh chống lại cái ác, một cuộc đấu tranh nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống trong xã hội, đấu tranh để tự vệ, hay chống lại chế độ độc tài, áp bức. Chính sự sai lầm đó đã mang tới cho IS một hình ảnh khác với những người Hồi giáo phương Tây. Vì vậy, thay vì sử dụng sai thuật ngữ Hồi giáo, truyền thông phương Tây nên đề cập tới IS như một tổ chức tội phạm.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Nguyễn Nhung (Theo Daily Star) ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN