Tượng Phật ngọc lớn nhất thế giới đến Quảng Bình

Sự kiện: Quảng Bình

Tượng Phật ngọc lớn nhất thế giới được các nhà điêu khắc Thái Lan chế tác từ 4 tấn ngọc thạch, được thỉnh về trưng bày tại chùa Hoằng Phúc (tỉnh Quảng Bình) trong 9 ngày.

Phật ngọc hòa bình thế giới là pho tượng Phật Thích ca Mâu ni ngồi thiền trên tòa sen trong tư thế liên hoa, làm bằng ngọc thạch. Khối ngọc thạch để làm tượng Phật ngọc hòa bình thế giới này được phát hiện tại miền Bắc Canada vào năm 2000, nặng khoảng 18 tấn, ít tì vết, có màu xanh lá cây.

Tượng Phật ngọc lớn nhất thế giới đến Quảng Bình - 1

Tượng Phật ngọc hòa bình​

Tượng Phật ngọc lớn nhất thế giới đến Quảng Bình - 2

Tượng Phật ngọc lớn nhất thế giới đến Quảng Bình - 3

Tượng Phật ngọc lớn nhất thế giới đến Quảng Bình - 4

Đoàn lãnh đạo tỉnh Quảng Bình đến viếng và tham quan chùa Hoằng Phúc

Năm 2008, các nhà điêu khắc tài ba ở Thái Lan đã lấy một khối ngọc thạch khoảng 4 tấn để chế tác pho tượng Phật tổ Thích ca Mâu ni và đặt tên gọi là tượng Phật ngọc hòa bình. Sau một năm miệt mài chế tác, pho tượng Phật ngọc đã hoàn thành với có chiều cao 2,54 m, chiều ngang 1,77 m. Tượng Phật ngọc được ghép lại từ 5 phần gồm kim thân, nhục kế, hào quang, tòa sen, bình bát. Đây là pho tượng Phật bằng ngọc thạch được cho là lớn nhất thế giới.

Tượng Phật ngọc lớn nhất thế giới đến Quảng Bình - 5

Người dân chiêm ngưỡng pho tượng Phật ngọc

Năm 2009, một số nước trong đó có Việt Nam đã được chọn để trưng bày tượng Phật ngọc.

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động , ông Nguyễn Quang Năm – Bí thư Huyện ủy huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình cho biết tượng Phật ngọc hòa bình thế giới được trưng bày tại chùa Hoằng Phúc và mở cửa đón khách đến tham quan, chiêm ngưỡng đến hết ngày 5-4-2016.

Tượng Phật ngọc lớn nhất thế giới đến Quảng Bình - 6

Trước đó, Giáo hội Phật giáo Myanmar đã trao tặng chùa Hoằng Phúc một viên ngọc xá lợi

Chùa Hoằng Phúc có tên là chùa Kính Thiên tọa lạc tại thôn Thuận Trạch, xã Mỹ Thủy, huyện Lệ Thủy. Chùa Hoằng Phúc là di tích lịch sử cấp quốc gia, lưu giữ nhiều hiện vật cổ có giá trị cao. Tại chùa còn có đại hồng chung được đúc vào thời vua Minh Mạng.

Trước đó, Báo Người Lao Động đã thông tin, vào ngày 27-2, UBND huyện Lệ Thủy đã tổ chức lễ hội di tích lịch sử, khánh hạ chùa Hoằng Phúc. Tại lễ hội này, Giáo hội Phật giáo Myanmar đã trao tặng chùa Hoằng Phúc một viên ngọc xá lợi được rước từ chùa Vàng ở Myanmar.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Hoàng Phúc (Người lao động)
Quảng Bình Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN