Chùm ảnh: Sẵn sàng trục vớt nhịp cầu Ghềnh từ đáy sông

Hàng chục người nhái lặn xuống lòng sông khu vực cầu Ghềnh ở độ sâu gần 15m để xác định vị trí các hạng mục cầu chìm phục vụ công tác trục vớt.

Chùm ảnh: Sẵn sàng trục vớt nhịp cầu Ghềnh từ đáy sông - 1

Sáng và trưa 26.3 sà lan hàng ngàn tấn cùng hàng chục người nhái được điều đến hiện trường để triển khai trục vớt nhịp cầu Ghềnh bị chìm.

Sáng và trưa nay (26.3), sà lan có tải trọng hàng ngàn tấn cùng hàng chục người nhái được điều đến hiện trường cầu Ghềnh sập tạithành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai để trục vớt các nhịp cầu.

Ghi nhận, 2 sà lan trang bị cẩu nổi công suất lớn đã có mặt tại khu vực cầu Ghềnh, sẵn sàng chuẩn bị cho việc trục vớt.

Trong buổi sáng nay, hàng chục người nhái lặn xuống khu vực các nhịp cầu bị sập chìm dưới lòng sông để xác định vị trí. Lực lượng người nhái lặn xuống đáy sông thăm dò, xác định vị trí các hạng mục cầu chìm ở độ sâu khoảng 13-14m. Phía trên bờ, nhiều công nhân, kỹ sư đang cắt các thanh ray của nhịp cầu số 4 còn dính lại với phần trên cầu.

Ông Đặng Trung Thành – Phó Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng công trình giao thông (Bộ GTVT) cho biết: Sáng nay đã cắt rời được thanh ray giữa nhịp 3 và nhịp 4 phía bờ Nam. Do khu vực dưới đáy sông có nhiều đá nên thay đổi phương án cắm 4 trụ xuống sông bằng phương án thả neo sà lan. Sau khi hoàn tất khâu định vị, khảo sát, dự kiến ngày mai sẽ cắt rời nhịp cầu 2 hạ xuống sông, sau đó cẩu lên sà lan.

Chùm ảnh: Sẵn sàng trục vớt nhịp cầu Ghềnh từ đáy sông - 2

Theo Công ty Cổ phần Quản lý bảo trì đường thủy nội địa số 10, những phần chìm dưới nước sẽ được người nhái neo, móc treo vào hệ thống cẩu, sau đó kéo lên các tàu, sà lan rồi đưa vào địa điểm tập kết.

“Trong quá trình trục vớt, các phương tiện thủy vẫn được phép lưu thông qua cầu nhưng dưới sự giám sát chặt chẽ của lực lượng điều tiết giao thông thủy. Công tác trục vớt hoàn thành chậm nhất trong ngày 1.4 để triển khai công tác xây dựng cầu mới”, Phó Cục trưởng Cục QLXD công trình giao thông cho biết..

Theo ghi nhận của PV vào trưa 26.3, xung quanh khu vực cầu Ghềnh, hàng chục sà lan, tàu thuyền vẫn đang neo đậu chờ khu vực này. Tại khu vực cầu Hóa An (cách cầu Ghềnh hơn 1km) hàng chục sà lan chở hàng đang neo đậu tại đây.

Trước đó, vào trưa 20.3, tàu kéo mang biển số SG 3745 do Trần Văn Giang điều khiển, kéo theo sà lan biển số SG 5984 chở cát lưu thông trên sông Đồng Nai hướng về cầu Hóa An. Khi đến cầu Ghềnh, sà lan này tông cực mạnh vào mố cầu số 2. Cú đâm mạnh làm nhịp cầu này rớt, chìm xuống sông. Nhịp cầu thứ 3 cũng rớt và cắm một đầu dưới sông. Sự cố khiến giao thông đường sắt bị “tê liệt”.

Chùm ảnh: Sẵn sàng trục vớt nhịp cầu Ghềnh từ đáy sông - 3

Lực lượng người nhái lặn xuống đáy sông thăm dò, xác định vị trí các hạng mục cầu chìm ở độ sâu khoảng 13-14m.

Chùm ảnh: Sẵn sàng trục vớt nhịp cầu Ghềnh từ đáy sông - 4

Chùm ảnh: Sẵn sàng trục vớt nhịp cầu Ghềnh từ đáy sông - 5

Chùm ảnh: Sẵn sàng trục vớt nhịp cầu Ghềnh từ đáy sông - 6

Các thanh ray giữa nhịp 3 và nhịp 4 phía bờ Nam được cắt rời.

Chùm ảnh: Sẵn sàng trục vớt nhịp cầu Ghềnh từ đáy sông - 7

Sà lan trang bị cẩu nổi công suất lớn có mặt tại hiện trường sẵn sàng công tác trục vớt. Những phần cầu chìm dưới nước sẽ được người nhái neo, móc treo vào hệ thống cẩu, sau đó kéo lên các tàu, sà lan rồi đưa vào địa điểm tập kết.

Chùm ảnh: Sẵn sàng trục vớt nhịp cầu Ghềnh từ đáy sông - 8

Trong quá trình trục vớt, các phương tiện thủy vẫn được phép lưu thông qua cầu nhưng dưới sự giám sát chặt chẽ của lực lượng điều tiết giao thông thủy.

Chùm ảnh: Sẵn sàng trục vớt nhịp cầu Ghềnh từ đáy sông - 9

Chùm ảnh: Sẵn sàng trục vớt nhịp cầu Ghềnh từ đáy sông - 10

Nhiều sà lan, ghe thuyền neo đậu chờ qua khu vực cầu Ghềnh.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Dương Thanh ([Tên nguồn])
Sập cầu Ghềnh ở Đồng Nai Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN