Bầu cử Mỹ: Đa số không chắc đã thắng

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2012 có thể là một trong những cuộc bầu cử có tỷ lệ ủng hộ sát sao nhất trong lịch sử nước Mỹ.

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2012 có thể là một trong những cuộc bầu cử có tỷ lệ ủng hộ sát sao nhất trong lịch sử nước Mỹ.

Khoảng 22% dân số Mỹ hiện sống tại 9 bang có sự chia rẽ sâu sắc về ý thức hệ chính trị. 9 bang này cũng có thể giữ vai trò quyết định kết quả cuộc bầu cử vào ngày 6/11 tới. Vì vậy, đây chính là những bang trọng điểm mà đương kim Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thượng nghị sỹ Mitt Romney của Đảng Cộng hòa tập trung khai thác và vận động tranh cử thời gian qua.

Điều này cũng phản ánh một thực tế rằng người dân Mỹ không trực tiếp bầu tổng thống mà thông qua cái gọi là 538 phiếu đại cử tri. Tại mỗi bang, ứng viên nào nhận được nhiều phiếu phổ thông hơn thì giành toàn bộ số phiếu đại cử tri của bang đó. Trong kỳ bỏ phiếu, ứng cử viên nào giành được quá bán tối thiểu 270/538 phiếu đại cử tri thì đắc cử tổng thống.

Trong vòng 40 năm qua, các cuộc bầu cử Tổng thống hóa ra chỉ là một trận chiến thu nhỏ, khi các Đảng phái chính trị tại nước Mỹ ngày càng trở nên thống nhất hơn về ý thức hệ và bản thân người Mỹ cũng có xu hướng chuyển tới sinh sống tại những cộng đồng có chung quan điểm chính trị với họ.

Kết quả là, hầu hết các bang đều có thể được phân loại thành từng nhóm giữ vai trò trọng điểm đối với một ứng cử viên Tổng thống hay không, thậm chí ngay cả trước khi chiến dịch tranh cử Tổng thống được khởi động. Trong bối cảnh đó, các bang miền Nam và vùng đồng bằng được coi là những “điểm nóng” khai thác thường xuyên của Đảng cộng hòa, trong khi các bang miền Bắc và ven biển miền Tây lại là những “lá bài” ưu tiên của Đảng Dân chủ.

Bầu cử Mỹ: Đa số không chắc đã thắng - 1

Trong kỳ bầu cử năm 2000, mặc dù đạt số phiếu phổ thông nhiều hơn nhưng ông Al Gore không được lên làm tổng thống Mỹ do kém George W.Bush về phiếu đại cử tri (Ảnh: Guardian)

Trong cuộc bầu cử Tổng thống năm nay, có thể nhận thấy rõ là đương kim Tổng thống Barack Obama và ứng cử viên Romney tập trung các chiến dịch quảng bá và vận động tranh cử mạnh nhất tại 9 bang gồm: Nevada (có 6 phiếu đại cử tri), Colorado (9 phiếu đại cử tri), Iowa (6 phiếu), Wisconsin (10 phiếu), Ohio (18 phiếu), New Hampshire (4 phiếu), Virginia (13 phiếu), North Caroline (15 phiếu) và Florida (29 phiếu). Bên cạnh đó, ông Romney còn quan tâm tới bang Pennsylvania, nơi cũng là một điểm nóng tiềm năng với 20 phiếu đại cử tri.

Trong lịch sử bầu cử Mỹ, ít nhất có một lần đã xảy ra vào năm 1837 khi cả hai ứng cử viên nhận được số phiếu đại cử tri bằng nhau và cũng có 4 lần vào các năm 1824, 1876, 1888 và 2000 xảy ra tình huống một ứng cử viên giành được số lượng phiếu phổ thông trong toàn quốc nhiều hơn nhưng lại không thắng cử, vì ứng cử viên kia giành được số phiếu đại cử tri nhiều hơn.

Mới đây nhất là năm 2000, khi ông Al Gore của đảng Dân chủ giành được nhiều hơn 100 phiếu phổ thông tại bang Florida so với đối thủ Cộng hòa George W. Bush, nhưng ông Bush đã tái đắc cử khi Tòa án Tối cao can thiệp phán xử ông Bush giành được nhiều phiếu đại cử tri hơn tại bang thiết yếu này.

Trong trường hợp hai ứng cử viên nhận được số phiếu đại cử tri bằng nhau, Hạ viện sẽ bỏ phiếu chọn tổng thống và Thượng viện chọn phó tổng thống. Vì vậy, trong cuộc bầu cử vào ngày 6/11, nếu hai ứng cử viên đều giành được 269 phiếu đại cử tri, tình hình sẽ phức tạp, Tổng thống có thể là người của Cộng hòa trong khi Phó tổng thống có thể là người của đảng Dân chủ vì Hạ viện do đảng Cộng hòa kiểm soát trong khi Thượng viện lại do Dân chủ nắm đa số ghế.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Khoa Lê ([Tên nguồn])
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2020 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN