Bài phát biểu ấn tượng của Chủ tịch TQ Tập Cận Bình tại APEC 2017

Chủ tịch Trung Quốc Tâp Cận Bình đã có bài phát biểu đầu tiên tại Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC 2017).

Bài phát biểu ấn tượng của Chủ tịch TQ Tập Cận Bình tại APEC 2017 - 1

Ông Tập Cận Bình đã có bài phát biểu ấn tượng trước 2.000 doanh nhân và khách mời tại Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC (CEO Summit).

Trong buổi chiều 10/11, sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump kết thúc bài phát biểu của mình, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng có bài phát biểu ấn tượng trước 2.000 doanh nhân và khách mời tại Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC (CEO Summit).

Hôm nay tôi rất vui mừng có mặt tại Đà Nẵng. Đà Nẵng thực sự là một thành phố đẹp, tôi rất ấn tượng bởi cảnh quan hết sức tươi đẹp của Đà Nẵng. Khu vực chúng ta đang sinh sống (châu Á - Thái Bình Dương) nắm phần lớn nhất trong vùng kinh tế toàn cầu và là một động lực quan trọng nhất của tăng trưởng kinh tế toàn cầu. 

Đó là lý do tại sao ở Hội nghị APEC, tôi luôn dành thời gian tiếp xúc với cộng đồng doanh nghiệp để thảo luận với họ những biện pháp, cách tiếp cận để đối mặt các thách thức.

Đã qua 10 năm kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Trong thập kỷ vừa rồi, cộng đồng quốc tế đã hợp tác cùng nhau chặt chẽ để dẫn đường cho nền kinh tế toàn cầu phục hồi.

Nhờ vào nỗ lực của chúng ta, nền kinh tế hiện nay đang được cải thiện cho dù vẫn còn nhiều nguy cơ và bất trắc. Phát triển là một con đường mà không có điểm kết, chỉ có một điểm bắt đầu, hết điểm bắt đầu này sẽ tới điểm bắt đầu khác. 

Theo như một hiền giả Trung Quốc từng nói: Chúng ta nên nhìn về tương lai chứ không nên nhìn vào quá khứ. Chúng ta đang sống trong một thế giới phát triển nhanh chóng và nền kinh tế toàn cầu thay đổi sâu sắc. Chính vì vậy chúng ta cần phải theo dõi xu thế của nền kinh tế thế giới, nhận định những chiều hướng mới, duy trì đúng đường lối và theo đó mà hành động. 

Các quốc gia đang dựa vào cải cách và đổi mới để đối mặt với thách thức và đạt được tăng trưởng. Những triển vọng cải cách cơ cấu đang mở ra với những ảnh hưởng tích cực giúp tăng cường ở nhiều nước. Sự phát triển mới của công nghệ và công nghiệp dần được thêm đà mới, nền kinh tế số và nền kinh tế chia sẻ đang phát triển nhanh chóng, những ngành công nghiệp mới cũng như những dạng thức doanh nghiệp mới cũng phát triển không ngừng. Do đó, những động lực mới đang được tạo ra.

Chúng ta đang chứng kiến những thay đổi sâu sắc trong mô thức phát triển toàn cầu, theo thời gian phát triển đang có ảnh hưởng lớn hơn, tầm nhìn về phát triển sáng tạo, phát triển xanh và điều này ngày càng được sự ủng hộ của công chúng. Để có thể đạt được phát triển cao hơn, bền vững hơn đã trở thành 1 mục tiêu chung của toàn cầu. Để thực hiện chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu cũng như những thách thức khác mang tính toàn cầu, đây là điểm đồng thuận chung của cộng đồng.

Trong vài thập kỷ trở lại đây, toàn cầu hóa kinh tế đã có những đóng góp rất lớn cho phát triển toàn cầu, và đây là xu thế không thể đảo ngược. Toàn cầu hóa cũng phải đối mặt với những điều chỉnh mới cả về dạng thức cũng như về bản chất. Trong quá trình theo đuổi toàn cầu hóa, chúng ta cần làm sao để quá trình này mở hơn, bao trùm hơn, cân bằng hơn, mang lại lợi ích, sự bình đẳng hơn có lợi cho tất cả mọi người.

Quản trị toàn cầu đang thay đổi, môi trường kinh tế toàn cầu đang thay đổi, đòi hỏi hệ thống quản trị toàn cầu cũng phải thay đổi tương ứng. Chúng ta cần thượng tôn chủ nghĩa đa phương, cùng theo đuổi phát triển chung thông qua xây dựng các mối quan hệ đối tác, xây dựng cộng đồng chung vì tương lai của mọi người. Tôi tin rằng đây là điều cần phải làm.

Đối mặt với những thay đổi sâu sắc trong kinh tế toàn cầu, chúng ta nên dẫn đầu toàn cầu hóa kinh tế hay chỉ ngờ vực và do dự, bỏ lỡ cơ hội. Chúng ta có nên cùng nhau thúc đẩy hợp tác khu vực hay mỗi người, mỗi nước đi một đường. Đây là câu trả lời của chúng ta: chúng ta phải đi cùng với thời đại, đáp ứng được trách nhiệm của mình.

Thứ nhất, thúc đẩy nền kinh tế mở, có lợi cho tất cả mọi người, đóng cửa chỉ làm cho chúng ta bị bỏ lại phía sau, các nền kinh tế mở cửa hiểu được điều này. Chúng ta cần xây dựng một khu vực châu Á - Thái Bình Dương mở cửa tự do hơn, bao trùm hơn và cân bằng hơn. Chúng ta cần chủ động thích nghi với việc phân chia lao động toàn cầu và tích cực định hình lại chuỗi giá trị toàn cầu. Cần ủng hộ hệ thống thương mại đa phương, hợp tác quốc tế.

Thứ hai, chúng ta cần theo dõi sự sáng tạo và động lực mới cho phát triển, tránh tình trạng gây ra sự gián đoạn. Chúng ta cần tăng cường đổi mới sáng tạo, đổi mới cơ cấu, loại bỏ mọi cản trở với đổi mới. 

Thứ ba, phát triển kết nối là nhằm mang lại lợi ích chung và các bên cùng thắng. Lợi ích của các quan hệ là không rời nhau.

Trước những đột phá phát triển của cách mạng công nghiệp, trí tuệ nhân tạo, khoa học điện tử... chúng ta- những người thuộc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương không thể chỉ đứng ngoài nhìn mà hãy nắm bắt cơ hội sáng tạo, đổi mới mô hình tăng trưởng. 

Năm 2014 bản kế hoạch về kết nối của APEC đã được tạo ra và sẽ chỉ đường cho chúng ta để xây dựng kết nối ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương mang tính toàn diện và đa tầng lớp. Nếu chúng ta muốn mang lại lợi ích phát triển đến mọi người trên thế giới  thì cần phải nỗ lực hết sức mình.

Tháng 5/2017, diễn đàn hợp tác “Một vành đai, một con đường” được tổ chức thành công ở Bắc KInh, sáng kiến kêu gọi nỗ lực chung và có một trọng tâm là kết nối cơ sở hạ tầng và sự kết nối, tăng cường kết hợp chính sách kinh tế, sự bổ trợ lẫn nhau của các chiến lược đạt được sự thịnh vượng chung.

Dù sáng kiến này có lịch sử từ Trung Quốc nhưng nó thuộc về toàn thế giới. Những đối tác của sáng kiến này là châu Á, châu Phi, Ả Rập… nhưng mở cửa cho tất cả đối tác. Tôi tin rằng sáng kiến này sẽ mở ra một kênh hợp tác năng động hơn cho châu Á - Thái Bình Dương.

Thứ tư, chúng ta cần tiếp tục khiến cho phát triển kinh tế mang tính bao trùm hơn để mang lại lợi ích cho người dân. Những sự cản trở phát triển kinh tế toàn cầu hiện nay chủ yếu tạo ra bởi sự thiếu bao trùm trong quá trình phát triển. Nếu chúng ta muốn mang lại lợi ích của phát triển đến tất cả các quốc gia trên khắp thế giới, mọi người trong các tầng lớp xã hội và biến tầm nhìn thành sự thật thì chúng ta phải nỗ lực hết mình. 

Trong những năm gần đây, chúng ta thử nghiệm nhiều biện pháp thúc đẩy tăng trưởng bao trùm và chúng ta đã được sự đồng thuận về việc này. Chúng ta cần đầu tư nhiều hơn vào giáo dục, y tế, việc làm và các lĩnh vực khác quan trọng với đời sống của người dân, xoá đói giảm nghèo và xoá bỏ hố ngăn cách ngày càng tăng giữa người giàu và người nghèo. Chúng ta cần tạo ra môi trường thuận lợi hơn cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ và giúp cho người lao động có thể thích nghi được tốt hơn với sự biến đổi này trong việc làm để mọi người đều có phần của mình trong sự phát triển toàn diện. 

Là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, Trung Quốc hiểu rõ trách nhiệm của mình. Trong vòng 5 năm trở lại đây, chúng tôi đã tiến hành những bước đi tích cực như tăng cường cải cách cơ cấu, theo đuổi sự phát triển cao hơn, công bằng hơn, và mang tính bền vững hơn. Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã tăng trưởng bình quân 7,2% mỗi năm, đóng góp 30% cho tăng trưởng toàn cầu.

Tại Đại hội Đảng 19 vừa qua, chúng tôi đã đưa ra chương trình hành động dựa trên mong muốn của người dân, nhằm mang lại cuộc sống tốt đẹp cho người dân. Theo đó, năm 2020, Trung Quốc mong muốn trở thành một xã hội hưng vượng trên mọi lĩnh vực, 2035 trở thành một xã hội chủ nghĩa hiện đại. 2050, sau xã hội chủ nghĩa hiện đại, là một xã hội phồn thịnh, văn hóa cao và tươi đẹp. 

Hiện Trung Quốc đang nỗ lực giảm thiểu khí phát thải, đến năm 2030 chúng tôi sẽ đạt được mức khí phát thải thấp nhất, giảm thiểu sử dụng nguyên liệu thô, gây ô nhiễm môi trường, tăng sử dụng nguyên liệu thân thiện môi trường. Trung Quốc muốn tăng cường quan hệ hợp tác, xây dựng giấc mơ của Trung Quốc và kết nối giấc mơ của người dân trên thế giới. 

Chúng ta tiếp tục cùng nhau xây dựng thế giới hòa bình, an toàn và thịnh vượng chung. Trung Quốc luôn tôn trọng hòa bình và coi đây là giá trị quan trọng nhất. 

Người dân sống trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương luôn cần được sống trong hoà bình ổn định và thịnh vương và chúng ta cần phải nỗ lực hơn để tạo ra tương lai tốt đẹp hơn. Và những mối quan hệ này cần phải dựa trên sự tinh tưởng lẫn nhau, sự hợp tác dựa trên lợi ích chung. Và chúng ta cần có hành động cụ thể để tạo ra sự hợp tác cũng như tạo ra tương lai tốt đẹp hơn trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của chúng ta.

Xin cảm ơn quý vị và các bạn!

Tổng thống Mỹ Donald Trump nhắc đến Hai Bà Trưng tại diễn đàn CEO Summit

Trong bài phát biểu tại diễn đàn APEC CEO Summit 2017, ông Donald Trump đã nhắc đến vị anh hùng dân tộc Hai Bà Trưng khi nói...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo  Bình An ([Tên nguồn])
Tuần lễ APEC Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN