Triều Tiên "ngồi trên" kho báu trị giá 10 nghìn tỷ USD

Ít người biết rằng quốc gia bí ẩn và gây nhiều tranh cãi về chương trình hạt nhân, chế tạo tên lửa, lại đang "ngồi trên" khối tài sản khổng lồ trị giá 10 nghìn tỷ USD.

Triều Tiên "ngồi trên" kho báu trị giá 10 nghìn tỷ USD - 1

Triều Tiên sở hữu “kho báu” khổng lồ trị giá 10 nghìn tỷ USD. Ảnh minh họa.

Theo Quartz, khu vực vùng núi Triều Tiên ẩn chứa 200 loại khoáng sản có giá trị như vàng, sắt, đồng, kẽm, đá vôi, than chì và các kim loại hiếm thường sử dụng trong sản phẩm công nghệ cao. Nhiều loại tài nguyên trong số này thậm chí còn có trữ lượng lớn nhất thế giới.

Ước tính tổng giá trị trữ lượng khoáng sản ở Triều Tiên lên tới 6-10 nghìn tỷ USD, theo tài liệu thống kê của các công ty khoáng sản và viện nghiên cứu Hàn Quốc. Điều này có nghĩa là nếu tính theo đầu người, mỗi người trên thế giới được nhận tới hơn 1.000 USD.

Khai thác khoáng sản là nguồn thu ngoại tệ quan trọng của chính phủ Triều Tiên trong bối cảnh nước này gánh chịu các biện pháp trừng phạt của Liên Hợp Quốc vì chương trình hạt nhân và tên lửa tầm xa.

Tuy nhiên, do chịu cấm vận nên Triều Tiên không có đủ nguồn lực và cơ sở hạ tầng để khai thác hiệu quả nguồn khoáng sản khổng lồ. Bình Nhưỡng hiện vẫn phụ thuộc vào các nước láng giềng như Trung Quốc, Nga trong việc hỗ trợ tài chính và giải quyết vấn đề thiếu hút năng lượng.

Lloyd Vasey, nhà sáng lập Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS) nhận định, sản lượng khai thác mỏ của Triều Tiên đã giảm khoảng 30% kể từ những năm 1990.

"Họ thiếu thiết bị khai thác mỏ, và Triều Tiên không thể mua thêm thiết bị mới trong hoàn cảnh kinh tế ngặt nghèo, thiếu thốn năng lượng và mạng lưới điện không tốt", ông Vasey cho biết.

Triều Tiên "ngồi trên" kho báu trị giá 10 nghìn tỷ USD - 2

Hoạt động giao thương ở khu vực biên giới giữa Trung Quốc và Triều Tiên.

Ngoài ra, các mỏ khai thác tư nhân là bất hợp pháp tại Triều Tiên. Nước này từng cho phép các công ty nước ngoài khai thác tại đây nhưng đã đột ngột thay đổi thỏa thuận hoặc rút giấy phép.

Trong những năm gần đây, Triều Tiên đặc biệt đẩy mạnh khai thác than đá, có thể vì khai thác các mỏ than đá không đòi hỏi công nghệ cao. Các mỏ than cũng nằm gần các cảng lớn và biên giới với Trung Quốc, giúp giảm bớt chi phí vận chuyển.

Trung Quốc nhập khẩu khoảng 1 tỷ USD than đá từ Triều Tiên, chiếm đến 40% giá trị xuất khẩu của nước này. Tuy nhiên, Bắc Kinh hồi đầu năm nay tuyên bố ngừng nhập khẩu than từ Bình Nhưỡng để gây sức ép, buộc Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân.

Tháng 6.2016, Ai Cập bắt giữ tàu chở hàng Triều Tiên qua kênh đào Suez. Trên tàu có 2.300 tấn quặng sắn và 30.000 đạn rocket, đánh dấu lượng hàng hóa và vũ khí lớn nhất từng bị thu giữ trong lịch sử cấm vận Triều Tiên, theo tài liệu của Liên Hợp Quốc.

Lượng khoáng sản khổng lồ dưới lòng đất của Triều Tiên gần như còn nguyên vẹn và chưa được chạm tới cho đến khi các quốc gia láng giềng tìm ra cách để cùng hợp tác khai thác, theo Quartz.

Triều Tiên: Giờ là lúc cho chiến tranh hạt nhân

Triều Tiên vừa tuyên bố thời gian cho một cuộc “chuyến tranh hạt nhân” đã đến khi nước này cảnh báo Mỹ sẽ phải...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Nguyễn - Quartz ([Tên nguồn])
Tin tức Triều Tiên Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN