TQ trắng trợn đòi đưa nhiều tàu du lịch ra Biển Đông

Một công ty liên doanh Trung Quốc vừa tuyên bố trắng trợn sẽ tổ chức nhiều chuyến tàu du lịch đến quần đảo Hoàng Sa, Việt Nam trong những năm tới.

TQ trắng trợn đòi đưa nhiều tàu du lịch ra Biển Đông - 1

Hoạt động trái phép của Trung Quốc tại Đá Tây, quần đảo Trường Sa, Việt Nam (Ảnh:Reuters)

Ngày 21.7, một tờ báo nhà nước Trung Quốc đưa tin rằng nhiều tàu du lịch Trung Quốc sẽ được đưa đến Biển Đông trong khoảng 5 năm tới khi Bắc Kinh tiếp tục quảng bá du lịch trái phép ở khu vực này.

Sanya International Cruise Development, một công ty liên doanh giữa nhiều công ty, bao gồm công ty dịch vụ Du lịch quốc gia Trung Quốc, công ty vận chuyển  COSCO, công ty xây dựng truyền thông Trung Quốc, sẽ mua từ 5-8 tàu, tờ China Daily viết.

Công ty liên doanh này cũng sẽ xây dựng 4 bến tàu ở thành phố Tam Á, thuộc đảo Hải Nam, Trung Quốc.

Liu Junli, chủ tịch của Sanya International Cruise, cho biết công ty vốn đã vận hành chuyến tàu du lịch mang tên và ngang nhiên nói sẽ bổ sung thêm hai tàu du lịch vào mùa hè tới, báo cáo cho biết.

TQ trắng trợn đòi đưa nhiều tàu du lịch ra Biển Đông - 2

Ảnh chụp đá Vành Khăn, thuộc quần đảo Trường Sa, Việt Nam (Ảnh:Reuters)

Phía Trung Quốc còn trắng trợn tuyên bố các tàu sẽ đi du lịch đến quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và "sẽ xem xét một hành trình xung quanh Biển Đông vào thời điểm thích hợp", theo China Daily. Bên cạnh đó, tờ báo cũng viết phía Trung Quốc sẽ xây các khách sạn, biệt thự và các cửa hàng phi pháp ở đây.

Tờ báo không nói rõ người nước ngoài có được lên tàu hay không, cũng không rõ họ có được tham quan các khu vực mà Trung Quốc chiếm đóng trái phép trên Biển Đông hay không.

Chuyến tàu du lịch bất hợp pháp đầu tiên mà Trung Quốc tổ chức đến quần đảo Hoàng Sa, Việt Nam là vào năm 2013, do công ty Vận chuyến Eo biển Hải Nam vận hành.

Bắc Kinh cũng ngang ngược tuyên bố muốn xây dựng khu du lịch kiểu Maldives xung quanh Biển Đông.

Trung Quốc đã từ chối công nhận phán quyết của tòa án trọng tài ở The Hague về Biển Đông, trong đó bác bỏ yêu sách chủ quyền tham lam và phi lý của Trung Quốc ở hầu hết khu vực này.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Trà My - Reuters ([Tên nguồn])
Tin tức Biển Đông Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN