Tàu sân bay 65.000 tấn Anh đối đầu tàu sân bay Nga: Bên nào thắng?

Tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov duy nhất của Nga được trang bị hỏa lực cực mạnh, đủ sức hủy diệt bất cứ nhóm tác chiến tàu sân bay nào trên thế giới.

Tàu sân bay 65.000 tấn Anh đối đầu tàu sân bay Nga: Bên nào thắng? - 1

Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth lớn nhất trong lịch sử của hải quân Anh.

Trong bối cảnh căng thẳng Anh-Nga chưa có dấu hiệu hạ nhiệt liên quan đến vụ ám sát cựu điệp viên hai mang Sergei Skripal và con gái ở Anh. Mỹ và Anh cáo buộc Nga liên quan đến vụ việc, trong khi Moscow cho rằng Washington và London đầu độc cựu điệp viên Nga với chất độc có nguồn gốc từ thời Liên Xô.

Dư luận Anh bày tỏ lo ngại về khả năng hai nước rơi vào cuộc đối đầu Chiến tranh Lạnh lần 2, làm tăng nguy cơ nổ ra chiến tranh.

Trong bối cảnh đó, hãy cùng đánh giá sức mạnh tàu sân bay Queen Elizabeth mới hạ thủy của Anh với tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov duy nhất của Nga.

Hai tàu sân bay duy nhất của Anh và Nga

Theo National Interest, tàu sân bay Kuznetsov hoàn toàn khác biệt, không giống với bất kỳ một tàu sân bay nào khác trên thế giới. Hải quân Nga phân loại Kuznetsov là tuần dương hạm hạng nặng chở máy bay (phương Tây vẫn xếp là tàu sân bay) vì nó được trang bị kho vũ khí tầm cỡ khổng lồ, có sức hủy diệt vô cùng khủng khiếp và có thể độc lập tác chiến.

Đô đốc Kuznetsov được trang bị 24 bệ phóng tên lửa phòng không tầm ngắn 3K95 Kinzhal. Mỗi bệ phóng có tới 8 tên lửa sẵn sàng chiến đấu, tương đương 192 quả tên lửa, tầm bắn 12km.

Kết hợp là 8 tổ hợp pháo/tên lửa CIWS Kortis (Kashtan), gồm 8 quả tên lửa 9M311 và 2 pháo nòng xoay 30mm GSh-6-30 mỗi tổ hợp. Ngoài ra, 6 tổ hợp pháo phòng không cực nhanh AK-630 30mm là chốt chặn cuối cùng, đảm bảo tiêu diệt mọi mục tiêu trên bầu trời muốn “tiếp cận” Kuznetsov.

Tàu sân bay 65.000 tấn Anh đối đầu tàu sân bay Nga: Bên nào thắng? - 2

Tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov duy nhất của hải quân Nga.

Đô đốc Kuznetsov thậm chí còn đóng vai trò tác chiến chống ngầm với 2 tổ hợp rocket săn ngầm chống ngư lôi RBU-12000 UDAV-1, tầm hoạt động 12 km và tối đa 60 đạn rocket. Tất cả các trang thiết bị vũ khí này khá ấn tượng, nhưng mới chỉ dừng lại ở khả năng phòng thủ.

“Nắm đấm thép” của tàu sân bay Kuznetsov bao gồm 12 quả tên lửa siêu thanh chống hạm P-700 Granit nằm ngay dưới boong tàu. Tên lửa Granit (NATO gọi là SS-N-19 Shipwreck) có tầm bắn hơn 400km và có thể mang đầu đạn hạt nhân hoặc đầu đạn thường.

Loại tên lửa phát triển từ thời Chiến tranh Lạnh này giúp Đô đốc Kuznetsov tấn công phủ đầu bất cứ mục tiêu di động nào trên biển.

Điểm trừ cho việc trang bị kho vũ khí trên tàu Kuznetsov đó là tàu sân bay Nga chỉ mang theo tối đa được 41 máy bay các loại, bao gồm 12 chiếc Su-33, 20 chiếc MiG-29 và 4 chiếc Su-25 cùng các trực thăng săn ngầm, trực thăng chiến đấu.

Hộ tống tàu sân bay Kuznetsov bao gồm tuần dương hạm hạng nặng Kirov, tàu khu trục trang bị tên lửa hành trình Kalibr và tàu ngầm hạt nhân.

Trong giai đoạn nâng cấp năm 2018, tàu sân bay Kuznetsov có thể được cải tiến, giảm bớt khả năng chiến đấu để tăng cường năng lực theo đúng nghĩa là tàu sân bay, giúp mang theo nhiều máy bay hơn. Bởi các tàu sân bay hạt nhân lớp Nimitz của Mỹ được trang bị tới 90 máy bay các loại.

Tàu sân bay 65.000 tấn Anh đối đầu tàu sân bay Nga: Bên nào thắng? - 3

Mỗi tên lửa Granit trang bị đầu đạn hạt nhân có thể hủy diệt mọi mục tiêu trên biển.

Trong khi đó, tàu sân bay HMS Queen Elizabeth mới hạ thủy năm 2017 của Anh, có lượng giãn nước 65.000 tấn, dài 280 mét. Kích thước tàu vượt trội hơn tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov của Nga (lượng giãn nước 43.000 tấn).

Được thiết kế đúng theo triết lý tàu sân bay, siêu tàu sân bay mới của Anh có thể mang theo tối đa 50 máy bay, với khả năng mở rộng lên thành 70. Jerry Kyd, thuyền trưởng HMS Queen Elizabeth nói tàu sẽ được trang bị 36 chiến đấu cơ F-35B Lightning, 9 trực thăng săn ngầm Merlin và 4 máy bay cảnh báo sớm.

Tàu chỉ được trang bị năng lực phòng thủ hạn chế với 3 tổ hợp phòng thủ Phalanx CIWS. 4 súng máy 30mm và nhiều súng máy hạng nặng để đối phó với các mối đe dọa ở cự ly gần.

Được chế tạo trong thời đại mới nhưng tàu sân bay HMS Queen Elizabeth lại không được trang bị lò phản ứng hạt nhân. Tàu sử dụng 4 động cơ diesel, tổng công suất 48.000 mã lực, giúp đạt tốc độ tối đa 46 km/giờ và tầm hoạt động 19.000km.

Tàu sân bay nào chiến thắng?

Ngay sau khi tàu sân bay HMS Queen Elizabeth hạ thủy, Anh và Nga đã khẩu chiến về lực lượng tác chiến tàu sân bay của đối phương. Thành viên trong Quốc hội Anh nói tàu Đô đốc Kuznetsov là “đồ cổ” so với HMS Queen Elizabeth. Đáp trả lại, Nga cho rằng tàu sân bay mới của Anh chỉ là “mục tiêu thông thường”.

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Anh Michael Fallon nói trên tờ Daily Telegraph: “Hãy nhìn tàu Kuznetsov đi qua eo biển Manche, nó tạo ra cột khói đen mù mịt trông như con tàu từ thời cổ xưa. Tôi nghĩ người Nga sẽ phải ghen tị khi nhìn thấy HMS Queen Elizabeth”.

Tàu sân bay 65.000 tấn Anh đối đầu tàu sân bay Nga: Bên nào thắng? - 4

Tàu sân bay Nga phun khói đen mù mịt.

Nga từng nhiều lần đưa tàu sân bay qua eo biển Manche, cách bờ biển Anh chỉ vài km trên đường đến thực hiện nhiệm vụ tác chiến ở Syria.

Đáp trả lại, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov nói tàu Đô đốc Kuznetsov có tên lửa Granit cực mạnh. Tên lửa trang bị đầu đạn hạt nhân này đủ sức “thổi bay tàu sân bay Anh cách hàng trăm km” và “HMS Queen Elizabeth chỉ là mục tiêu thông thường trên biển”.

Nếu hai tàu sân bay duy nhất của Anh và Nga đụng độ trên biển, HMS Queen Elizabeth dựa vào 24 chiến đấu cơ F-35B để tấn công đối phương. Ngược lại, Nga có 32 máy bay chiến đấu và 12 tên lửa P-700 Granit phóng từ boong tàu.

Mỗi tên lửa Granit có tầm bắn 600km, đạt tốc độ 3.200 km/giờ và có thể trang bị đầu đạn nổ 680kg hoặc đầu đạn hạt nhân 500 kiloton.

Theo các chuyên gia, tàu Kuznetsov được thiết kế để độc lập chiến đấu trước cả hạm đội tàu sân bay hạt nhân Mỹ nên HMS Queen Elizabeth của Anh sẽ không phải là đối thủ xứng tầm.

Nhưng tàu sân bay mới nhất của Anh có khả năng cải tiến, trang bị thêm tới 50 chiến đấu cơ F-35B vào năm 2021.

Đến lúc đó, kịch bản đối đầu sẽ cân bằng hơn bởi tàu Đô đốc Kuznetsov không thể đối phó với toàn bộ các chiến đấu cơ F-35B tối tân mà tàu sân bay Anh tung vào chiến trường.

____________________

Để ngăn chặn các mối đe dọa tiềm tàng, Anh luôn duy trì hạm đội tàu ngầm hạt nhân cực mạnh. Đây sẽ là đòn răn đe hạt nhân hiệu quả nhằm vào bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Bài viết tiếp theo sẽ hé lộ sức mạnh hạm đội tàu ngầm này.

Nếu chiến tranh Anh-Nga nổ ra, nước nào giành chiến thắng?

Kịch bản chiến tranh Anh-Nga là điều không một ai mong muốn, nhưng những căng thẳng gần đây khiến các chuyên gia bắt đầu...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Nguyễn - Tổng hợp ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN