Sức phá hủy khủng khiếp của núi lửa lớn nhất thế giới

Chỉ cần một trong ba ngọn núi lửa lớn nhất thế giới phun trào, sức phá hủy “sẽ vượt qua sự tưởng tượng của con người", lớn hơn tác động của hiện tượng ấm lên toàn cầu tàn phá trái đất trong 1.000 năm liên tục.

Hoạt động phun trào núi lửa đã diễn ra với tần suất cao nhất 300 năm qua. Các chuyên gia dự đoán rằng một trận phun dung nham của siêu núi lửa có thể giết chết hàng triệu người và phá hủy nghiêm trọng đời sống sinh vật hoang dã.

Các nhà nghiên cứu khẳng định núi lửa ở Yellowstone tại bang Wyoming (Mỹ), đỉnh Vesuvius tại Campagnia (Ý) và  Popocatépetl gần Mexico City (Mexico) là 3 núi lửa còn hoạt động nguy hiểm nhất hiện nay.

Chỉ cần một trong ba ngọn núi lửa này phun trào, sức phá hủy “sẽ vượt qua sự tưởng tượng của con người và còn lớn hơn tác động của hiện tượng ấm lên toàn cầu tàn phá trái đất trong 1.000 năm liên tục”, theo báo cáo của các nhà khoa học địa chất.

Sức phá hủy khủng khiếp của núi lửa lớn nhất thế giới - 1

Trong bản báo cáo tiêu đề “Siêu hiểm họa thiên nhiên: Giảm thiểu rủi ro thiên tai và tăng khả năng chống chọi”, các nhà khoa học dự đoán rằng núi lửa tại Yellowstone sẽ phun dung nham trong 70 năm nữa và sẽ quét sạch một diện tích lớn ở miền Tây nước Mỹ. Bản báo cáo thúc giục chính phủ Mỹ chuẩn bị tinh thần và các biện pháp đối phó trước thảm họa cận kề.

 “Trong nhiều thập kỷ qua, động đất là nguyên nhân chính gây ra thương vong cho con người. Tuy nhiên, hiểm họa tiềm tàng thực sự là núi lửa. Dù chúng ít xảy ra nhưng tác động để lại thì vô cùng khủng khiếp”, bản báo cáo viết.

“Với các tác động lớn lao lên khí hậu, an ninh lương thực, giao thông, chuỗi cung ứng, thế giới chắc chắn sẽ phải gánh chịu một thảm họa thực sự nếu núi lửa phun trào. Khả năng chống chọi trước những thảm họa thiên nhiên này vượt quá khả năng của bất kì quốc gia đơn lẻ nào”.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Quang Minh - IBT ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN