Rét kỷ lục phủ trắng sa mạc Sahara dưới lớp tuyết dày 40cm

Sa mạc Sahara, nơi nổi tiếng khô hạn và nóng nhất hành tinh lại xuất hiện tuyết rơi dày trong năm thứ 3 liên tiếp sau 40 năm trở lại đây.

Rét kỷ lục phủ trắng sa mạc Sahara dưới lớp tuyết dày 40cm - 1

Có nơi tuyết rơi dày tới 40cm ở sa mạc Sahara.

Theo Daily Mail, người dân sinh sống tại thị trấn Ain Sefra, Algeria mới đây chứng kiến hiện tượng tuyết rơi trắng xóa trên những đồi cát đỏ ở sa mạc Sahara.

Tuyết bắt đầu rơi từ ngày 7.1 sau một cơn bão mùa đông hiếm gặp. Chỉ sau một ngày, lớp tuyết dày lên tới 40cm tại một số khu vực.

Rét kỷ lục phủ trắng sa mạc Sahara dưới lớp tuyết dày 40cm - 2

Sa mạc Sahara xuất hiện lớp tuyết dày trong ngày 7.1.

“Chúng tôi đã rất ngạc nhiên khi thức dậy nhìn thấy tuyết rơi. Tuyết đã bao phủ sa mạc suốt cả ngày 7.1 và tan chảy vào tầm 5 giờ chiều cùng ngày”, nhiếp ảnh gia Karim Bouchetata chia sẻ.

Cuối tháng 12.2016, tuyết lần đầu xuất hiện trong vòng 40 năm qua tại thị trấn Ain Sefra, nơi khởi đầu của sa mạc Sahara.

Rét kỷ lục phủ trắng sa mạc Sahara dưới lớp tuyết dày 40cm - 3

Đây là năm thứ 3 liên tiếp tuyết rơi ở sa mạc Sahara.

Một tháng sau đó, thị trấn này lại chứng kiến hiện tượng tuyết rơi. Lượng tuyết đủ dày để trẻ em trong làng xây người tuyết và trượt tuyết trên những đồi cát. Hồi tháng 2.1979, tuyết từng xuất hiện ở Ain Sefra sau một cơn bão tuyết kéo dài nửa giờ.

Người phát ngôn cơ quan dự báo thời tiết quốc gia Anh nói: “Khối khí lạnh tràn xuống Bắc Phi trong cuối tuần qua là kết quả của áp suất cao ở châu Âu. Điều này giúp cho khối khí lạnh vươn xa hơn về phía nam”.

Rét kỷ lục phủ trắng sa mạc Sahara dưới lớp tuyết dày 40cm - 4

Trong vài trăm ngàn năm qua, các nhà khoa học ghi nhận sự thay đổi đáng kể về nhiệt độ, độ ẩm và các yếu tố thời tiết tại sa mạc Sahara.

Thị trấn Ain Sefra nằm ở độ cao gần 1.000m so với mực nước biển và được bao phủ bởi dãy Atlas. Nhiệt độ vào tháng 1 ở nơi này thường vào khoảng 6-12 độ C. Hiện tượng tuyết rơi là rất hiếm khi xảy ra.

Sa mạc Sahara hiện bao trùm hầu hết bắc Phi. Trong vài trăm ngàn năm qua, các nhà khoa học ghi nhận sự thay đổi đáng kể về nhiệt độ, độ ẩm và các yếu tố thời tiết tại khu vực này.

Tôm “hóa thạch sống” hồi sinh sau nhiều năm vùi sa mạc

Loài tôm giống “hóa thạch sống” gần như không thay đổi trong suốt hàng chục triệu năm qua, mới đây đã sống lại nhờ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Nguyễn - Daily Mail ([Tên nguồn])
Chuyện lạ Thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN