Nga bất ngờ "khai hỏa" khiến Mỹ, NATO lo lắng

Nga đã chứng tỏ rằng nước này có thể gây ra cho Washington và các đồng minh những lo ngại chính trị và quân sự đáng kể khi bất ngờ tiến hành cuộc tập trận quy mô lớn tại các khu vực gần biên giới với Ukraine và các quốc gia vùng Baltic.

Nga bất ngờ "khai hỏa" khiến Mỹ, NATO lo lắng - 1

Cuộc tập trận bất ngờ sẽ kéo dài cho đến cuối tháng 8, với sự tham gia của các lực lượng thuộc Quân khu Miền Nam, một số đơn vị của quân khu miền Trung và miền Tây cũng như là Hạm đội phương Bắc và lực lượng không quân.

Hãng RIA Novosti ngày 26/8 dẫn thống báo từ văn phòng thông tin báo chí Quân khu miền Tây của Nga cho biết: “Các chiến đấu cơ MiG-29SMT, Su-34 và MiG-31BM đóng quân tại các tỉnh Voronezh, Kursk và Tver đang được điều tới loạt sân bay tác chiến của Quân khu miền Nam trong khuôn khổ hoạt động bất ngờ kiểm tra sẵn sàng chiến đấu của các lực lượng vũ trang Liên bang Nga”.

Cũng theo thông báo, các MiG-29SMT đã bay đến một sân bay của vùng Krasnodar, Su-34 tới Crimea, còn MiG-31BM đến tỉnh Rostov.

Phô trương sức mạnh quân sự

Tổng thống Nga Vladimir Putin đang phô trương sức mạnh quân sự của mình trong bối cảnh thế giới lo ngại xảy ra chiến tranh thế giới 3.

Nhà lãnh đạo Nga đã tiết lộ một tầm nhìn chiến lược để cai trị bầu trời khi phát triển trực thăng vũ trang thế hệ mới được đặt tên là Mi-28nm "Super Hunter" tránh được mọi mối đe dọa từ hỏa lực địch, với tham vọng cai trị bầu trời.

Mặc dù nó có ngoại hình giống với phiên bản cũ, Mi-28NM Super Hunter được sản xuất bằng các chất liệu đột phá nhất hiện nay và trang bị hệ thống phòng thủ siêu hiện đại.

Nga bất ngờ "khai hỏa" khiến Mỹ, NATO lo lắng - 2

Mi-28NM sẽ được trang bị kết cấu cánh quạt hoàn toàn mới và hệ thống hỗ trợ điều khiển cải tiến giúp nâng hiệu năng tổng thể của động cơ thêm 13%, tăng tốc độ bay tối đa của máy bay lên 340 km/h. 

Đặc biệt, Mi-28NM được trang bị hệ thống laser độc đáo, có nhiệm vụ làm chệch hướng các tên lửa dẫn đường bằng nhiệt. Thời điểm hệ thống này phát hiện ra trực thăng đang xuất hiện trên radar quân địch, nó sẽ tạo ra một đám “mây lửa vô hình" xung quanh cánh quạt, từ đó làm tên lửa chệch hướng khỏi mục tiêu.

Những lo ngại về sức mạnh quân sự của chính quyền Tổng thống Putin gia tăng sau khi ông tiết lộ kế hoạch xây dựng một siêu chiến hạm có thể đánh bại bất cứ chiến hạm nào trong  hạm đội NATO.

Nga đã tiêu tốn của điện Kremlin 244 tỷ bảng Anh cho việc nâng cấp, cải tạo và phát triển vũ khí quốc phòng,ngoài ra Tổng thống Putin cũng đầu tư 1,4 nghìn tỷ bảng Anh trong nghiên cứu công nghệ vũ khí tương lai.

Các kế hoạch phát triển vũ khí xuất hiện sau khi Nga đưa ra một chiến dịch quân sự lớn dường như để chuẩn bị cho một cuộc thách với Anh, Mỹ và NATO.

Các đơn vị quân đội Nga gồm không quân, lính dù và hạm đội phía Bắc của hải quân sẽ được tổng kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu.

Nhà lãnh đạo Nga cũng đã được bí mật lên kế hoạch xây dựng một đội tàu lượn siêu hạt nhân để củng cố sức mạnh trong một cuộc chạy đua vũ đang diễn ra với NATO ở miền đông châu Âu.

Có thể thấy rằng, Nga quyết tâm một lần nữa trở thành cường quốc thế giới - một tham vọng đã được chứng minh, trong đó có việc Nga tiến hành các cuộc “tấn công giả” vào quân đội Mỹ, như các máy bay chiến đấu của Nga đã làm với tàu USS Donald Cook ở Biển Baltic vào tháng 4 vừa qua, hay khôi phục các chuyến bay của máy bay ném bom chiến lược thời kỳ Chiến tranh Lạnh dọc bờ biển Mỹ.

Hơn thế nữa, can thiệp quân sự của Nga tại Syria đã chứng minh rằng Moscow sẽ tìm mọi cơ hội để mở rộng ảnh hưởng của mình ở nước ngoài, bởi vì Điện Kremlin coi Mỹ và các thành viên NATO khác là những kẻ thù chính của mình, và xem xét mối quan hệ với phương Tây là một “trò chơi được mất ngang nhau”.

Đồng thời, Nga sẽ tiếp tục cải thiện khả năng quân sự của mình để thu hẹp những lợi thế công nghệ mà NATO đang sở hữu trong thời gian gần đây.

Nga bất ngờ "khai hỏa" khiến Mỹ, NATO lo lắng - 3

Mặc dù máy bay chiến đấu của Nga hiện không sánh được với máy bay chiến đấu của phương Tây, nhưng các hệ thống phòng không tiên tiến, tên lửa hành trình bờ biển, khả năng chống hạm và tên lửa hành trình phóng trên không của nước này ngày càng hiệu quả. 

Nếu Moscow có thể loại quân tiếp viện của Mỹ ra khỏi một cuộc xung đột tiềm tàng giữa Nga và NATO, đồng thời ngăn chặn được các máy bay chiến đấu phương Tây tấn công các mục tiêu của mình, thì Nga sẽ làm suy giảm nghiêm trọng các lợi thế của Mỹ và đồng minh.

Vì lẽ đó, Nga đang thiết lập các vùng "chống tiếp cận/chống xâm nhập" (AD/A2) ở ngoại vi của mình, bao gồm Baltic và Biển Đen, Bắc Cực và vùng Viễn Đông nước Nga. Hơn thế nữa, sự hiện ngày càng tăng của Nga tại Syria đang ngày càng tạo ra các tình huống dẫn đến đe dọa các lực lượng của Mỹ và đồng minh hoạt động tại phía Đông Địa Trung Hải và trên không phận Syria. 

Nga đã chứng tỏ rằng nước này có thể gây ra cho Washington và các đồng minh những lo ngại chính trị và quân sự đáng kể chỉ với nỗ lực tối thiểu và chi phí tương đối thấp. Từ trước tới nay, Mỹ và NATO chỉ đáp trả các hành động khiêu khích của Nga chứ không hề chủ động ngăn chặn trước. 

Lên tiếng trấn an Mỹ 

Nga bất ngờ "khai hỏa" khiến Mỹ, NATO lo lắng - 4

Moskva kêu gọi Mỹ không làm phức tạp hóa vấn đề Nga kiểm tra khả năng sẵn sàng chiến đấu của các lực lượng vũ trang trong cuộc tập trận quy mô lớn ở các quân khu giáp biên giới với Ukraine và các nước vùng Baltic, thay vào đó nên tập trung vào làm việc với Kiev để thực hiện các thỏa thuận Minsk.

Thông cáo của Bộ Ngoại giao Nga ngày 26/8 nêu rõ: "Moskva tiếp tục bị gán cho những ý định viển vông và không có thực đối với Ukraine. Còn Mỹ nỗ lực tạo ra vấn đề từ cuộc kiểm tra bất ngờ khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội Nga diễn ra trong bối cảnh tất cả các hành vi của Kiev đang gây nhiều lo ngại."

Theo Moskva, Mỹ nên tập trung làm việc với "các khách hàng của mình để thực thi các thỏa thuận Minsk."

Trước đó, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ, bà Michel Baldansa cho biết Washington hy vọng Nga sẽ thực hiện đầy đủ các cam kết của mình trước các nước láng giềng trong bối cảnh diễn ra các cuộc kiểm tra đột xuất về khả năng sẵn sàng chiến đấu của các lực lượng vũ trang

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Châu Anh ([Tên nguồn])
Quan hệ Nga - Mỹ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN