Nepal bất ngờ hủy thỏa thuận 2,5 tỷ USD với Trung Quốc

Sự kiện: Tin tức Trung Quốc

Phó thủ tướng Nepal tuyên bố hủy bỏ thỏa thuận 2,5 tỷ USD với Trung Quốc, khiến Bắc Kinh gặp khó khi mở rộng ảnh hưởng đối với đất nước nằm ở vùng Himalaya.

Nepal bất ngờ hủy thỏa thuận 2,5 tỷ USD với Trung Quốc - 1

Trung Quốc từng bác bỏ thông tin Chủ tịch Tập Cận Bình sang thăm Nepal vào tháng 10 vừa qua.

Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), trong thông điệp trên Twitter, phó thủ tướng Nepal Kamal Thapa cho biết đã hủy kế hoạch trao dự án thủy điện 2,5 tỷ USD cho tập đoàn Gezhouba của Trung Quốc.

"Trong cuộc họp của Ủy ban các Bộ trưởng hôm nay, giới chức Nepal xác định thỏa thuận với tập đoàn Gezhouba về dự án thủy điện Budhi Gandaki được lập ra không đúng quy định và thiếu thận trọng. Thỏa thuận bị bác bỏ theo chỉ đạo của Ủy ban Quốc hội", ông Thapa cho biết.

Hồi tháng 6, Nepal và Trung Quốc ký biên bản ghi nhớ về việc xây dựng nhà máy thủy điện 1.200 MW, cách thủ đô Kathmandu khoảng 80km. Thỏa thuận được ký chưa đầy một tháng sau khi Nepal chính thức đồng ý tham gia "Sáng kiến Vành đai và Con đường" của Trung Quốc.

Việc hủy bỏ thỏa thuận 2,5 tỷ USD được coi một bước thụt lùi lớn với Trung Quốc, trong bối cảnh Bắc Kinh đang tìm cách mở rộng tầm ảnh hưởng ở đất nước nằm tại vùng Himalaya, thông qua nỗ lực xây dựng hạ tầng cơ sở quy mô lớn.

Dinesh Kumar Ghimire, phát ngôn viên Bộ Năng lượng Nepal, cho rằng đây là quyết định cuối cùng. Chính phủ Nepal dự kiến sẽ đưa ra tuyên bố chính thức vào ngày 14.11.

Nepal bất ngờ hủy thỏa thuận 2,5 tỷ USD với Trung Quốc - 2

Địa điểm đề xuất thực hiện dự án thủy điện trjị giá 2,5 tỷ USD ở Nepal.

Trong khi đó, nhân viên người Nepal của tập đoàn Trung Quốc Gezhouba nói, công ty chưa nhận được thông báo về sự thay đổi. Theo nhân viên này, biên bản ghi nhớ dự kiến chuyển thành hợp đồng chính thức vào năm tới.

Trung Quốc và Ấn Độ hiện đang cạnh tranh trong việc mở rộng tầm ảnh hưởng  chiến lược lên quốc gia vùng Himalaya, vốn có tiềm năng rất lớn về thủy điện.

Tập đoàn Gezhouba không hề xa lạ ở Nepal khi từng nhận được hai hợp đồng xây dựng nhà máy thủy điện và hợp đồng xây bệnh viện, đường xá, sân bay cho quốc gia này.

Trong khi New Delhi không tham gia "Sáng kiến Vành đai và Con đường" của Trung Quốc, chính phủ Nepal do thủ tướng khi đó là Pushpa Kamal Dahal ký tham gia hồi tháng 5.

Dưới thời tân Thủ tướng Sher Bahadur Deuba, Nepal có thể sẽ thay đổi quan điểm về việc tham gia "Sáng kiến Vành đai và Con đường".

Sun Shihai, chuyên gia nghiên cứu quan hệ giữa Trung Quốc và các nước Nam Á tại Viện Khoa học và Xã hội Trung Quốc nhận định, có nhiều nguyên nhân dẫn đến quyết định của Nepal.

“Đó có thể là do tác động của các nhà hoạt động môi trường, yếu tố chính trị và lợi ích của một nhóm nào đó”, ông Sun nói. “Chính phủ Nepal vẫn rất cần Trung Quốc để cải thiện cơ sở hạ tầng”.

Trung Quốc không còn là quốc gia đông dân nhất thế giới?

Nhà nghiên cứu Yi Fuxian tại Trường ĐH Wisconsin-Madison (Mỹ), cho biết dân số của Trung Quốc có thể ít hơn Ấn Độ do số...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Nguyễn - SCMP ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN