Mỹ bỏ rơi Ấn Độ trong tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc?

Quan hệ Mỹ-Ấn Độ ngày càng xích lại gần hơn trong hàng thập kỷ qua, nhưng cách Washington phản ứng trước căng thẳng biên giới Trung-Ấn cho thấy Ấn Độ đang phải tự mình đối phó với Trung Quốc.

Mỹ bỏ rơi Ấn Độ trong tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc? - 1

Binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ đối đầu nhau ở khu vực tranh chấp.

Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), trong gần hai tháng, cả binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc được điều đến khu vực tranh chấp Doklam và “không ai chịu nhường ai”.

Điều mà giới phân tích quan tâm là phản ứng của Mỹ, quốc gia đồng minh quan trọng của Ấn Độ.

Trong hàng thập kỷ qua, các nhà bình luận nhắc đến lợi ích chiến lược ngày càng gia tăng giữa hai nước. Mặc dù hai bên ko chính thức lên tiếng, nhưng sự trỗi dậy của Trung Quốc ở châu Á là điều Mỹ-Ấn Độ đều lo ngại.

Điều này phản ánh thỏa thuận hạt nhân Mỹ-Ấn Độ trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống George W. Bush. Đây là cơ sở để Mỹ dỡ bỏ các lệnh trừng phạt áp đặt lên Ấn Độ.

Mỹ bỏ rơi Ấn Độ trong tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc? - 2

Dưới thời Barack Obama, Ấn Độ là đối tác chiến lược hàng đầu của Mỹ ở châu Á.

Dưới thời Tổng thống Barack Obama, Mỹ coi Ấn Độ là quốc gia hàng đầu trong chiến lược xoay trục về châu Á. Từ năm 2014-2016, quan hệ Mỹ-Ấn Độ ngày càng củng cố. Bằng chứng là việc Thủ tướng Narendra Modi phá vỡ truyền thống để mời ông Obama đến dự lễ duyệt binh kỷ niệm 67 năm ngày Cộng hoà vào tháng 1.2016.

SCMP nhận định, quan hệ Mỹ-Ấn Độ một lần nữa bước sang giai đoạn quan trọng khi New Delhi bị cuốn vào tranh chấp biên giới với Trung Quốc trong gần hai tháng qua.

Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định không nhượng bộ Trung Quốc trong các vấn đề liên quan đến châu Á, như tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, hay chương trình chế tạo tên lửa và vũ khí hạt nhân của Triều Tiên.

Nhưng Nhà Trắng lại hoàn toàn im lặng trong tranh chấp chủ quyền Trung-Ấn. Bộ Ngoại giao Mỹ chỉ đưa ra tuyên bố không chính thức rằng Trung Quốc và Ấn Độ nên giải quyết tranh chấp một cách hòa bình.

Tháng trước, quan chức Ấn Độ đã công khai lên tiếng nói rằng nước này không nhận được bất kỳ một sự ủng hộ nào từ đồng minh, nhưng khẳng định sẽ không lùi bước trước Trung Quốc trong tranh chấp chủ quyền biên giới.

Mỹ bỏ rơi Ấn Độ trong tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc? - 3

Binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ sửa hàng rào thép gai ở khu vực tranh chấp.

Không chỉ im lặng trong vấn đề biên giới Trung-Ấn, chính quyền Tổng thống Donald Trump cũng chưa đề ra chiến lược đối với khu vực Nam Á nói chung. Một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất là sự thiếu vắng của đại sứ Mỹ ở New Delhi, dù ông Trump đã nhậm chức Tổng thống được 6 tháng.

Theo SCMP, sự né tránh của đồng minh Mỹ trong căng thẳng giữa Bắc Kinh và New Delhi mang đến nhiều ý nghĩa. Trung Quốc có thể cho rằng, lập trường không lùi bước của nước này đã khiến Washington im lặng.

Đối với Ấn Độ, việc Mỹ không thể hiện rõ lập trường càng khiến cho nước này phải tự mình giải quyết vấn đề một cách cứng rắn. Trong khi giới quan sát chờ đợi các cuộc gặp “phá băng” tiếp theo, triển vọng giải quyết căng thẳng Trung-Ấn vẫn còn là điều xa vời, SCMP kết luận.

Liệu TQ có thể ”tiến vào thủ đô Ấn Độ trong 48 giờ”?

Tướng tá Ấn Độ nói về khả năng TQ tiến vào New Delhi trong 48

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Nguyễn - SCMP ([Tên nguồn])
Tin tức Ấn Độ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN