Lý Quang Diệu dẹp vỉa hè bát nháo ở Singapore thế nào?

Di dời người bán hàng rong, cấm ăn kẹo cao su và cấm hút thuốc nơi công cộng là những chính sách đã giúp hình thành nên một Singapore xanh của ngày hôm nay.

Lý Quang Diệu dẹp vỉa hè bát nháo ở Singapore thế nào? - 1

Cố Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu

Trong một phần của cuốn sách “Hồi ký Lý Quang Diệu: Từ Thế giới thứ Ba lên Thế giới thứ Nhất” do Công ty Sách Omega (Omega+) liên kết xuất bản với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia vào tháng 4/2017, cựu Thủ tướng Singapore đã chia sẻ về quá trình biến đất nước của ông thành một đảo quốc xanh. Từ việc trồng cây, chống ô nhiễm và xây dựng văn minh đô thị, những câu chuyện của ông cung cấp nhiều bài học cho chúng ta tham khảo.

Mỗi du khách đến Singapore dường như đều choáng ngợp trước sự xanh, sạch, đẹp của đảo quốc này. Để có được một Singapore xanh như ngày hôm nay, cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu đóng vai trò quan trọng trong việc gây dựng và gìn giữ vẻ đẹp thân thiện với môi trường.

Trong chương “Singapore xanh” của cuốn “Hồi ký Lý Quang Diệu - Từ thế giới thứ ba vươn lên thứ nhất”, ông Lý đã nhắc tới quá trình dọn dẹp vỉa hè của thành phố. Cụ thể, di dời người bán hàng rong, cấm ăn kẹo cao su và cấm hút thuốc nơi công cộng… là một vài chính sách đất nước châu Á đã và đang sử dụng để tạo nên một cảnh quan đô thị trong sạch và văn minh.

Dưới đây, chúng tôi xin được lược trích một số đoạn trong cuốn sách của cựu Thủ tướng Singapore.

Cách lâu bền làm sạch bóng hàng rong

“Chúng tôi bắt đầu từ một nền tảng thấp. Trong những năm 60, hàng ngàn người xếp hàng dài tại các buổi tiếp dân của chúng tôi, nơi các Bộ trưởng và các Nghị sĩ giúp giải quyết các vấn đề về quyền bầu cử của họ. Những người thất nghiệp, cùng với vợ và con của họ đi xin việc, như giấy phép lái xe tắc xi hoặc bán hàng rong, hoặc quyền bán thức ăn trong căn tin trường học.

Đây là khía cạnh nhân quyền đằng sau các con số thống kê thất nghiệp. Hàng ngàn người bán thức ăn trên lề đường không đếm xỉa gì đến giao thông, sức khỏe, và các lý do khác. Rác rưởi, mùi hôi của các thức ăn đã bị thối rữa, và các âm thanh hỗn loạn đã khiến nhiều khu vực của thành phố biến thành những khu ổ chuột.

Lý Quang Diệu dẹp vỉa hè bát nháo ở Singapore thế nào? - 2

Mỗi du khách đến Singapore dường như đều choáng ngợp trước sự xanh, sạch, đẹp của đảo quốc này

Một vài thương nhân cho nhiều người mướn các xe hơi tư nhân cũ kỹ để trở thành “những tài xế cướp tắc xi”, không bằng lái và không bảo hiểm. Giá đi loại xe này chỉ đắt hơn một chút so với xe buýt nhưng lại rẻ hơn rất nhiều so với các loại xe tắc xi có đăng ký. Họ dừng lại mà không hề báo hiệu, đón và trả khách vô tội vạ và đã trở thành mối đe dọa cho nhiều người đi đường khác. Hàng trăm, hoặc thậm chí hàng nghìn các tắc xi kiểu này đã làm kẹt cứng đường phố và phá hủy hệ thống xe buýt.

Chúng tôi không thể làm sạch thành phố bằng cách di dời những người bán hàng rong và những tắc xi bất hợp pháp trong nhiều năm. Chỉ sau năm 1971, khi đã tạo ra nhiều việc làm, chúng tôi mới có thể thi hành luật pháp và làm sạch đường phố. Chúng tôi cấp giấy phép kinh doanh cho những người bán hàng rong và chuyển họ từ lề đường vào trung tâm dành cho những người bán hàng rong với hệ thống nước cống rãnh và chỗ đổ rác.

Mãi đến đầu những năm 80, chúng tôi mới tái ổn định tất cả những người bán hàng rong. Một vài người trong số đó làm những món ăn tuyệt hảo hấp dẫn khách du lịch. Một vài trong số đó trở thành những nhà triệu phú đi làm bằng xe Mercedes-Benz và thuê người phục vụ. Đây là sự táo bạo, nỗ lực, và tài năng của những người tạo nên Singapore. Những tài xế tắc xi bất hợp pháp đã bị trục xuất khỏi đường phố chỉ sau khi chúng tôi tái tổ chức lại hệ thống xe buýt phục vụ và tạo cho họ những việc làm khác.”

Lý Quang Diệu dẹp vỉa hè bát nháo ở Singapore thế nào? - 3

Để có được một Singapore xanh như ngày hôm nay, cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu đóng vai trò quan trọng trong việc gây dựng và gìn giữ vẻ đẹp thân thiện với môi trường

Những lệnh cấm khắt khe

“Từ thập kỷ 70, để cứu lấy kẻ nghiện ngập và hư hỏng, chúng tôi ra lệnh cấm quảng cáo thuốc lá. Dần dần, chúng tôi ban hành lệnh cấm hút thuốc ở những nơi công cộng - trong thang máy, xe buýt, trong các trạm và trên xe lửa MRT (Mass Rapid Transit) và cả trong các văn phòng có gắn máy lạnh cũng như các nhà hàng. Tôi đi theo người tiên phong: Canada. Người Mỹ thực hiện điều này rất lâu sau này bởi vì hành lang thuốc lá của họ quá mạnh.

Chúng tôi có “một tuần tự do hút thuốc” mỗi năm. Như một phần của chiến dịch này, tôi thuật lại trên ti vi kinh nghiệm cá nhân của tôi. Tôi đã từng hút khoảng 20 điếu thuốc một ngày như thế nào mãi cho đến năm 1957, trong cuộc tuyển cử hội đồng thành phố, sau khi chiến dịch này diễn ra 3 tuần, tôi bị mất giọng và thậm chí không thể cám ơn các cử tri.

Bởi vì không thể giới hạn được việc nghiện ngập của mình, tôi bỏ thuốc. Tôi phải chịu dựng trong hai tuần. Vào thập kỷ 60, tôi trở nên dị ứng với khói thuốc và không cho phép hút thuốc trong phòng làm việc có gắn máy lạnh của tôi và các phòng nội các. Trong vòng vài năm, hầu hết các bộ trưởng đều đã bỏ thuốc lá ngoại trừ hai người nghiện là Raja và Eddie Barker. Cứ mỗi 10 phút, họ lại đi ra khỏi phòng họp để đốt thuốc và thỏa mãn cơn thèm ở ngoài hành lang.

Lý Quang Diệu dẹp vỉa hè bát nháo ở Singapore thế nào? - 4
Singapore cũng cấm ăn kẹo cao su và hút thuốc nơi công cộng

Đây là một trận chiến không ngừng mà chúng tôi vẫn tiến hành. Sự thịnh vượng của nền công nghiệp thuốc lá ở Mỹ và sức mạnh quảng cáo đã khiến nó trở thành kẻ thù ghê gớm. Số lượng những người hút thuốc cao tuổi đã giảm nhưng giới trẻ, bao gồm cả nữ giới, vẫn tiếp tục chìm sâu vào nghiện ngập. Chúng tôi không thể có đủ khả năng trong trận chiến này.

Lệnh cấm ăn kẹo cao su đã khiến chúng tôi bị nhạo báng rất nhiều ở Mỹ. Đầu năm 1983, Bộ trưởng Phát triển Quốc gia đã đề nghị chúng tôi cấm điều này vì các lý do gây ra bởi việc kẹo cao su bị nhét vào các lỗ khóa và các hộp thư cũng như trong các nút điều khiển của thang máy. Việc nhổ kẹo cao su lên sàn nhà và các hàng lang chung làm tốn tiền lau rửa và hư hỏng các dụng cụ vệ sinh.

Đầu tiên, tôi nghĩ rằng lệnh cấm này quá khắt khe. Nhưng sau khi những kẻ phá hoại các công trình văn hóa nhét kẹo cao su vào bộ cảm biến của các cửa ra vào của hệ thống xe lửa MRT khiến cho hệ thống bị trục trặc. Lúc này, tôi không còn là Thủ tướng nữa nhưng Thủ tướng Goh và các đồng sự của ông đã quyết định ban hành luật cấm này vào tháng 1 năm 1992.

Một vài nghị sĩ đã từng du học ở các trường đại học Mỹ kể lại rằng bên dưới các ghế trong hội trường bẩn thỉu như thế nào với từng mảng kẹo cao su dính dai như đỉa. Lệnh cấm đã làm giảm đáng kể sự khó chịu, sau khi thanh toán hết các hàng tồn trong các cửa hàng, vấn đề kẹo cao su ở các trạm MRT và trên xe lửa đã giảm đáng kể.”

* Tiêu đề bài viết và các tít phụ do chúng tôi đặt

____________

Mời độc giả đón đọc phần hai: “Lý Quang Diệu dùng 'phép' gì phủ cây xanh kín Singapore?” xuất bản sáng 17/4/2017

Thay đổi thần kỳ của đảo quốc Singapore qua 15 bức ảnh

Singapore đã thay đổi nhanh chóng từ những ngôi làng ven sông vào năm 1840 thành một trung tâm thương mại hàng đầu thế giới...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Trà My ([Tên nguồn])
Tin tức Singapore Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN