Khủng hoảng vùng Vịnh: Ả Rập Saudi dồn Qatar đến đường cùng

Tuần qua được coi là thảm họa với Qatar khi có đến gần 10 quốc gia, chủ yếu là các nước vùng Vịnh tuyên bố cắt quan hệ với quốc gia giàu có nhất thế giới này.

Khủng hoảng vùng Vịnh: Ả Rập Saudi dồn Qatar đến đường cùng - 1

Lực lượng đặc nhiệm Qatar.

National Interest mới đây đã đăng tải bài phân tích của tác giả lan Berman, Phó chủ tịch Hội đồng chính sách đối ngoại Mỹ, về cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất ở vùng Vịnh trong vòng hàng thập kỷ qua.

5 quốc gia Ả Rập bao gồm Ả Rập Saudi, Yemen, Bahrain, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) và Ai Cập đồng loạt cắt quan hệ với Qatar, quốc gia giàu có nhất thế giới hiện nay.

Lý do được đưa ra là vì Qatar hỗ trợ các nhóm Hồi giáo cực đoan và mối quan hệ “quá thân thiện” với Iran. Hệ quả của việc cắt quan hệ là các nước Ả Rập ngừng mọi chuyến bay đến Qatar, đóng cửa biên giới, ngừng hoạt động thương mại và trục xuất công dân Qatar về nước.

Tác giả lan Berma  phân tích, căng thẳng đã biến thành một cuộc khủng hoảng ngoại giao tồi tệ chưa từng có trong hàng thập kỷ qua. Jordan cắt giảm quan hệ với Qatar trong khi các nước ở tận châu Phi như Morocco, Mauritania, Senegal cũng hành động tương tự.

Như vậy, trong tương lai gần, cuộc khủng hoảng vùng Vịnh hoàn toàn có thể thổi bùng thành sự cô lập quốc tế đói với Qatar.

Khủng hoảng vùng Vịnh: Ả Rập Saudi dồn Qatar đến đường cùng - 2

Qatar đang bị thế giới Ả Rập cô lập.

Ả Rập Saudi, quốc gia dẫn đầu trong chiến dịch cô lập Qatar, hiện đã gửi tối hậu thư đến Doha, đưa ra một loạt yêu cầu như ngừng quan hệ với Iran, chấm dứt hỗ trợ cho tổ chức Anh em Hồi giáo và nhóm nổi dậy Hamas ở Palestine. Ả Rập Saudi cũng yêu cầu Qatar kiểm soát nội dung đăng tải trên kênh truyền thông Al Jazeera.

Liệu Doha sẽ lựa chọn lập trường cứng rắn hay chấp nhận lùi bước trước liên minh Ả Rập? Theo tác giả lan Berman, trong giai đoạn đầu, giới chức vương quốc Qatar hiện chưa rõ mức độ nghiêm trọng trong cuộc khủng hoảng ngoại giao này.

Đến khi hiểu ra, Qatar sẽ nhận thấy mình không có nhiều lựa chọn chiến lược để xua tan cô lập, tác giả Ian Berman nói.

Qatar dù là quốc gia dầu mỏ giàu có nhất thế giới nhưng nước này không sẵn sàng để vượt qua những thách thức lâu dài về sự cô lập kinh tế, chính trị. Ước có tới 60% trong tổng sản phẩm quốc gia Qatar là từ dầu mỏ, khí đốt.

Ý tưởng về một “nền kinh tế có sức đề kháng”, dựa trên sự tự cung, tự cấp là điều quá khó khăn, hay có thể nói là nhiệm vụ bất khả thi đối với một đất nước có mức GDP bình quân đầu người lên tới 80.000 USD như Qatar.

Khủng hoảng vùng Vịnh: Ả Rập Saudi dồn Qatar đến đường cùng - 3

Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc gặp với Quốc vương Qatar Tamim bin Hamad Al Thani.

Về mặt lâu dài, giải pháp liên minh với quốc gia Hồi giáo Iran cũng không phải là lựa chọn khả dĩ. Qatar giáp ranh với Iran thông qua vịnh Ba Tư và hai nước cùng chia sẻ hoạt động trao đổi năng lượng, chính trị.

Nhưng 7 quốc gia trong Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) coi Iran là kẻ thù vì sự khác biệt trong hệ tư tưởng Hồi giáo cũng như việc Iran cạnh tranh tầm ảnh hưởng trong khu vực.

Qatar với 3 mặt giáp biển chắc chắn sẽ là nước hứng chịu cơn thịnh nộ của liên minh Ả Rập vì mối liên hệ với Iran.

Ngày nay, vai trò của Qatar trong quan hệ đồng minh với Mỹ cũng không còn ở mức tuyệt đối như cách đây khoảng 2 thập kỷ. Căn cứ không quân Al Udeid của Qatar hiện là nơi đồn trú của hơn 1 vạn lính Mỹ. Căn cứ cũng là địa điểm để các chiến đấu cơ Mỹ cất cánh oanh tạc mục tiêu khung bố tại Iraq và Syria.

Khủng hoảng vùng Vịnh: Ả Rập Saudi dồn Qatar đến đường cùng - 4

Mỹ vẫn còn lựa chọn khác trong trường hợp phải thay thế căn cứ quân sự Al Udeid ở Qatar.

Nhưng tướng không quân Mỹ Chuck Wald và chuyên gia Michael Makovsky từng nhấn mạnh, Mỹ vẫn còn những giải pháp thay thế ở khu vực vùng Vịnh. Quốc gia như UAE đang nổi lên thành ứng viên sẵn sàng thay thế Qatar để đón quân đội Mỹ đến đồn trú.

Nói cách khác, chiến lược của Washington ở vùng Vịnh không hoàn toàn phụ thuộc vào Qatar như giới chức Doha từng nghĩ, tác giả Ian Berman phân tích.

Tác giả Ian Berman kết luận, vấn đề không phải là liệu Qatar có chấp nhận lùi bước trước sức ép trong khu vực hay không, mà là khi nào Qatar sẽ làm điều đó.

Đối với liên minh Ả Rập và Mỹ, các quốc gia này cũng phải suy nghĩ thật kỹ về những động thái trừng phạt Doha, tránh căng thẳng bùng phát thành xung đột quân sự đẫm máu ở Trung Đông.

Qatar chống đỡ ra sao nếu Ả Rập Saudi tấn công?

Qatar là một trong những quốc gia giàu có bậc nhất Trung Đông nhưng đất nước nhỏ bé này chỉ có quân đội khoảng 12.000...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Nguyễn - NI ([Tên nguồn])
Khủng hoảng ngoại giao Qatar Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN