Chuyên gia nói về khả năng tên lửa Triều Tiên bay tới Mỹ

Triều Tiên có thể phát triển thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa bắn hạ mục tiêu ở Mỹ, nhưng chưa phải bây giờ.

Chuyên gia nói về khả năng tên lửa Triều Tiên bay tới Mỹ - 1

Tên lửa Pukguksong-2 của Triều Tiên.

Chuyên gia Viktor Murakhovsky, thành viên viên của Ủy ban công nghiệp quân sự Nga, giải thích tại sao Triều Tiên cần 5 đến 6 năm trước khi có thể chế tạo một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.

“Trong vài năm gần đây, ngành công nghiệp tên lửa Triều Tiên cho thấy sự tiến bộ, đặc biệt khi nước này lần đầu tiên thử nghiệm tên lửa tầm trung và tên lửa nhiên liệu rắn cho tàu ngầm. Mặc dù vậy, tên lửa đạn đạo xuyên lục địa là công nghệ hoàn toàn khác và Bình Nhưỡng cần ít nhất 5 đến 6 năm để phát triển vũ khí như vậy”, ông Murakhovsky nói.

Chuyên gia người Nga cho rằng Triều Tiên hiện đang sở hữu tên lửa có tầm bắn 2.500 km. Bình Nhưỡng cũng thử nghiệm các tên lửa với tầm bắn 4.500 km. Trong khi đó, tên lửa đạn đạo xuyên lục địa phải có khả năng bắn hạ mục tiêu ở khoảng cách 8.000 km.

“Một số người lập luận rằng Triều Tiên có thể sở hữu tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, bởi vì nước này phóng thành công vệ tinh lên không gian. Nhưng thực tế, sự khác nhau giữa phương tiện phóng vũ trụ và tên lửa đạn đạo về công nghệ là rất lớn. Một tên lửa đạn đạn xuyên lục địa không chỉ đáp ứng yêu cầu mang theo đầu đạn mà còn phải đưa được nó tới mục tiêu trên mặt đất”, ông  Murakhovsky nói.

Ngày 21.5, Triều Tiên đã thử thành công tên lửa đạn đạo tầm trung sử dụng nhiên liệu rắn Pukguksong-2. Đây là một bước tiến lớn của Bình Nhưỡng về công nghệ tên lửa.

Tên lửa Pukguksong-2 được cho là bay khoảng 500km trước khi rơi xuống biển Nhật Bản, ngay sát đặc khu kinh tế của Tokyo. Nhà lãnh đạo tối cao Triều Tiên cũng cho phép sản xuất hàng loạt tên lửa này.

Triều Tiên tuyên bố đầu đạn tên lửa mới bắn rất chính xác

Trong khi truyền thông Triều Tiên hết lời khen ngợi vụ phóng tên lửa ngày 29.5, các chuyên gia lại tỏ ra hoài nghi về sự...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Huy Phong (Theo Sputnik) ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN