Tại sao học đại học nhưng vẫn thất nghiệp?

Tình trạng phổ biến của giáo dục đại học ở Việt Nam là các ngành tuyển tràn lan, số lượng tuyển sinh không ngừng tăng, đặc biệt là các trường đại học công lập. Tuy nhiên, ngay khi rời khỏi mái trường đại học, một lượng lớn sinh viên phải “tự bơi” với một hành trang không nhiều, chủ yếu là lý thuyết và thực hành và “cử nhân thất nghiệp” đã là một hiện tượng phổ biến.

Ví dụ với chuyên ngành Kế toán – Tài chính, chủ yếu nội dung học tập trên lớp là nguyên lý kế toán và chế độ kế toán theo hình thức bút toán tài khoản Nợ - Có. Tuy nhiên, đa số sinh viên không đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng do ngay khi tuyển dụng, các doanh nghiệp muốn sinh viên cần phải biết được những công việc cơ bản của một kế toán viên, chứ không phải là những lý thuyết chung chung.

Nguyễn Mạnh Hùng, một sinh viên khá năng nổ đang học năm thứ 4 tại một trong các trường Đại học “hot” của Việt Nam đã chia sẻ với chúng tôi rằng trước đây cậu rất đắn đo trong việc lựa chọn ngành và trường để học, từ những lời khuyên của gia đình và thầy cô cũng như lực học của mình thì cậu đã chọn Kế toán – Tài chính là “cần câu cơm” (đúng như ngôn từ mà cậu trò chuyện với các phóng viên).

Tại sao học đại học nhưng vẫn thất nghiệp? - 1

Hình ảnh chỉ mang tính minh họa

Tuy nhiên, khi Hùng chuẩn bị bước sang năm thứ 4 thì cậu mới ngỡ ra rằng thời điểm mình chuẩn bị rời mái trường Đại học thì cũng là lúc bắt đầu con số 0. Những tưởng rằng kiến thức và thực hành trên lớp sẽ tạo lập nền tảng cho Hùng có thể vững tin khi ra trường nhưng cậu mạnh dạn chia sẻ với chúng tôi rằng “Các bạn sinh viên nên xem xét một môi trường học và chuyên ngành học một cách thực tiễn.  Bản thân mình cũng rất tự hào về trường ĐH mình đang học nhưng quan trọng hơn là các bạn nên cân nhắc cái mà bạn học có thực sự giúp ích cho chính ngành nghề mà bạn làm việc sau này hay chỉ khoác trên mình chiếc áo lông vũ nhưng bên trong lại rỗng tuếch?”….

Và với thực tế có đến khoảng 60-70% sinh viên chuyên ngành Kế toán – Tài chính thất nghiệp hoặc làm không đúng nghề, một nghịch lý là các doanh nghiệp hiện lại đang “đói” những kế toán viên biết làm việc. Rất nhiều các doanh nghiệp đang đau đầu với bài toán nhân sự kế toán – tài chính thực sự hiểu biết công việc. Trong khi việc đào tạo lại tại doanh nghiệp không phải lúc nào cũng thuận lợi do quá trình đào tạo thường ngắn (3-5 ngày) và chi phí và hiệu quả đào tạo không cao.

Do đó một vấn đề cốt lõi là các học sinh cần phải xác định sự nghiệp ngay từ khi bắt đầu học đại học và quan trọng hơn là cần phải chọn chương trình thực sự mang lại giá trị cho công việc về sau. Các tiêu chuẩn cần thiết để đảm bảo đầu ra là:

- Chương trình phải nhấn mạnh vào yếu tố thực hành, ngoài học lý thuyết, cần phải có trung tâm thực hành cho sinh viên;

- Cơ chế học tập năng động, tập trung vào việc cung cấp dịch vụ cho sinh viên, bao gồm cả các kỹ năng mềm phục vụ cho cuộc sống;

- Nếu chương trình có mối quan hệ tốt với các doanh nghiệp thì là một ưu thế rất quan trọng vì những chương trình này song hành với doanh nghiệp cũng là một dấu hiệu của tính thực tiễn của chương trình.

Hiện nay trên thị trường đã có một vài trường đại học có chương trình theo hướng này.

Ví dụ Hệ đào tạo chất lượng cao chuyên ngành Kế toán – Tài chính của trường Đại học Thành Tây (WCU) là một trong số các chương trình học theo định hướng này. Mặc dù chi phí cao hơn mức học phí chương trình đại trà một chút (hiện học phí là 1.600.000đ/tháng so với 800.000-1.000.000đ ở các chương trình đại trà) nhưng những giá trị của chương trình là không thể phủ nhận và đầu tư theo học chương trình này là một quyết định đầu tư xứng đáng.

Độc giả có thể tham khảo tại đây hoặc truy cập website: http://wcu.edu.vn/tuyen-sinh/

Để được tư vấn đầy đủ thông tin nhất về chương trình đào tạo và tuyển sinh, các bạn vui lòng liên hệ theo địa chỉ sau:

Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 91, Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 04.6259 8349 / Fax: 04.6282.7683

Email: info@wcu.edu.vn

Hotline: 0942 974 500

Chia sẻ
Gửi góp ý
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN