Tiết lộ mặt trái điên rồ của công việc trợ lý stylist

Những trợ lý stylist thời trang tiết lộ các bí mật về nghề.

Công việc trợ lý thời trang có những mặt thú vị như thường xuyên được giao lưu với những ngôi sao nổi tiếng, có mối liên hệ thân thiết với các nhãn hàng thời trang cao cấp và đi nước ngoài nhiều như “đi chợ”.

Tuy nhiên chỉ có những người từng xem bộ phim “The Devil Wears Prada – Yêu nữ thích hàng hiệu”, mới hiểu vài điều về mặt trái của công việc này. Nó hoàn toàn không toàn màu hồng, nhàn hạ, xa hoa, sang chảnh như nhiều người vẫn thường lầm tưởng.

Tiết lộ mặt trái điên rồ của công việc trợ lý stylist - 1

Cảnh trong phim "Yêu nữ thích hàng hiệu"

Thực tế, những chi tiết cụ thể về công việc trợ lý thời trang còn kinh dị hơn nhân vật quý bà quyền lực làng mốt Miranda Priestley do Meryl Streep thủ vai.Trong bộ phim, nhân vật cô nàng đáng thương của Anne Hathaway nhận phải một đống rắc rối, từ chuyện bị chê bai xấu xí hay lỗi mốt, cho tới chuyện phải giải quyết hàng tá những công việc oái oăm từ trên trời rơi xuống.

Trang Vice của Pháp đã dẫn lời khuyên của một vài người làm việc trong ngành công nghiệp này: Bạn cần hoàn thành những công việc tưởng chừng như rất vô lý. Đôi khi chúng khiến bạn cảm thấy chông chênh, mất an toàn khi làm nghề.

Một trợ lý stylist 26 tuổi tên là Alice, người từng cộng tác với rất nhiều những stylist danh giá hàng đầu thế giới và các công việc tương tự khác. Cô bắt đầu làm công việc này từ năm 20 tuổi và miêu tả mối quan hệ của mình với sếp như thể “Hội chứng Stockholm” (Hội chứng này chỉ trạng thái từ căm ghét sang đồng cảm, yêu thương kẻ bắt cóc mình).

“Công việc của tôi là một cơn ác mộng gây nghiện. Tôi không thể nói không với các yêu cầu của họ, bất kể yêu cầu ấy có bất hợp lý tới nhường nào” – Cô nói.

Tiết lộ mặt trái điên rồ của công việc trợ lý stylist - 2

Khi Alice phát khóc và thức trắng đêm vì phải tìm váy thì sếp ngủ ngon và yêu cầu Alice nhắn tin tán gẫu hộ 

Một trong những công việc vô lý, theo Alice đó là cô phải thay sếp nhắn tin tán gẫu với… người tình của sếp.

Và kể cả khi những yêu cầu bất khả thi của sếp ngày càng cao hơn thì họ cũng không hết căng thẳng. Alice kể lại, vào một thứ Sáu, sau khi cô đã thức suốt đêm chỉ để van nài những người bạn làm PR của cô giúp đỡ sau khi sếp đột nhiên thay đổi hoàn toàn concept của buổi chụp hình ngày kế tiếp. Cô gần như phát khóc vì không thể nào kiếm nổi bộ váy đúng ý sếp . Alice hiểu điều này cũng đồng nghĩa với việc cô sẽ mất việc.

“Nếu bạn thất bại hoặc không thể hoàn thành, bạn sẽ bị sa thải ngay” – Cô giải thích.

Alice cho biết công việc của cô hiện tại là ước mơ của nhiều người, bởi vậy khi không làm được việc, dù là những nhiệm vụ “trên trời” sẽ hoàn toàn có thể bị thay thế bằng một người mới. “Công việc trong mơ” của Alice đó là được sống trong những thiết kế đẹp không tì vết, chuẩn bị trang phục, giao du với các hãng thời trang, mặc quần áo cho người mẫu và các ngôi sao, và làm sạch chúng.

Tiết lộ mặt trái điên rồ của công việc trợ lý stylist - 3

Công việc trợ lý thời trang không nhàn hạ như bạn tưởng

Theo Alice, tuần lễ thời trang là khoảng thời gian vô cùng "điên khùng". Người trợ lý phải trở thành bộ não của sếp, tức là theo chân sếp tới bất cứ nơi đâu, hiểu mọi thứ, ghi nhớ mọi thứ. Khi bận rộn như vậy, trợ lý thường xuyên đói lả. Tất nhiên họ không giống người mẫu, nhịn ăn để gầy mà nhịn ăn vì quá bận, không có thời gian để nạp năng lượng.  

Một trợ lý 25 tuổi tạm gọi là Juliette của một stylist có tiếng trong giới, đã nhạo báng công việc của mình bằng cụm từ “công việc của chó”. Juliette kể lại, ngay từ lần phỏng vấn đầu tiên, sếp đã cảnh báo rằng cô ta là một người “vô cùng nghiêm khắc”, “không có sự kiên nhẫn dành cho kẻ biếng nhác”.

Công việc của Juliette đó là chuẩn bị cho những buổi chụp hình, bao gồm nhiều việc độc lập nhưng chỉ cho tới 1 ngày trước hôm chụp. Thời điểm đó, sếp của cô sẽ tới kiểm tra kèm theo một loạt những câu hỏi và yêu cầu hà khắc. Những câu hỏi đó được thiết kế riêng để nhắc nhở Juliette nhớ rằng cô nàng là nhân viên và phải phục tùng sếp.

Sếp sẽ nhanh chóng cắt giảm nhân sự nếu cô ta không nhanh chóng được đáp ứng các yêu cầu và thường xuyên hành động nhõng nhẽo như một đứa trẻ cần ấp ủ.

Một stylist khác thì kể lại rằng sếp của cô ta thường xuyên chẳng mó tay vào việc gì cho tới những giờ G. Khi đó sếp sẽ xuất hiện và làm đảo lộn mọi thứ đã chuẩn bị từ trước đó.

Một trợ lý tiết lộ với Elle về yêu cầu oái oăm của sếp cũ. Vào lúc 11 giờ đêm, người này nhận được cuộc điện thoại yêu cầu đến căn hộ của sếp để kiểm tra xem đã tắt nến trước khi rời khỏi nhà đi hẹn hò hay chưa. Khi người trợ lý viện lý do để từ chối, vị sếp khả kính đã đổi giọng và đe dọa: “Cô muốn nhà tôi cháy rụi phải không?”. Ngoài việc phải xử lý núi công việc chuyên môn thì nhiều trợ lý thời trang bị đối xử như những oshin chuyên nghiệp.

Mặc dù có quá nhiều “truyền thuyết” đáng sợ về nghề nghiệp song nhiều phụ nữ trẻ vẫn lặng lẽ vượt qua để đạt được những vị trí tốt hơn, để rèn luyện mình trong môi trường khắc nghiệt hoặc chí ít là sẽ trở nên mạnh mẽ, cứng rắn như sếp của họ.

Nữ trợ lý Alice cho hay, ước mơ lớn của cô là trở thành stylist của sao. Vì vậy cô chấp nhận cách cư xử kỳ cục của sếp. Trong khi đó dù từng gặp phải một mớ rắc rối với sếp nhưng Juliette vẫn chia sẻ: “Tôi tôn trọng sếp bởi cô ấy có tài”. 

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Thu Hương ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN