Cơn sốt Zara - H&M: Tây bình dân biến thành ta sang chảnh

Nếu như trong lĩnh vực ẩm thực, chúng ta có khái niệm "fast food" thì thời trang cũng có "fast fashion" nhưng đôi khi lại bị ngộ nhận thành hàng hiệu cao cấp.

Nói đến hàng hiệu mang giá cả bình dân, chắc chắn người tiêu dùng không ai bảo ai đều nghĩ ngay đến 2 "ông lớn" Zara và H&M. Tuy nhiên hai cái tên mang tầm ảnh hưởng toàn cầu này thực chất không phải hàng hiệu sang chảnh như nhiều người lầm tưởng. Zara, H&M, Forever 21, New Look, Mango, Topshop, ASOS ... đều được biết đến với tên gọi "Fast Fashion" có nghĩa là thời trang "ăn liền".  

Khái niệm này được hiểu là kiểu thời trang "nhái" lại các thiết kế khủng cao cấp nhưng được bán với mức giá không thể bình dân hơn." Fast Fashion" cũng vì thế mà chiếm được cảm tình từ phía khách hàng bởi suy cho cùng, có ai lại không thích mặc đồ hiệu, xài hàng đẳng cấp với giá cả "mến thương". 

Cơn sốt Zara - H&M: Tây bình dân biến thành ta sang chảnh - 1

Cơn sốt Zara - H&M: Tây bình dân biến thành ta sang chảnh - 2

Zara và H&M chắc chắn là hai ông lớn của thương hiệu thời trang bình dân 

Ăn liền và... ăn tiền 

Mặc dù mang danh "mì ăn liền" nhưng những thương hiệu lớn như Zara hay H&M đều rất nhanh nhạy trong việc nắm bắt thị hiếu khách hàng. Mỗi năm thương hiệu Zara cung ứng cho người tiêu dùng hơn 10.000 sản phẩm kể cả 2 hình thức bán online và offline. Đó là chưa kể thương hiệu này còn rất chịu khó trong việc giảm giá sản phẩm những ngày lễ lớn, kỉ lục phải kể đến như Black Friday, Zara gây ra "cơn sốt" mua sắm toàn cầu khi giảm giá kỉ lục tới tận 50-70%. Hàng Zara, H&M khi về tới Việt Nam đều được so chiếu giá với web các nước như Đức, Thái.... Đa phần thường rẻ hơn một chút để chiều lòng khách Việt. Ví dụ một chiếc bomber jacket xanh có giá 999.000 VNĐ tại Việt Nam thì ở Hong Kong, Thái Lan lần lượt có giá là 1.1 triệu - 1.3 triệu VNĐ. Các mặt hàng khác đều giảm giá nhẹ dao động từ 90-200.000 VNĐ trong những ngày đầu tiên khai tương cửa hàng hoặc khuyến mãi mạnh các dịp lễ như Valentine, 8/3... 

Nói đâu xa, đến cả những người sành đồ hiệu cao cấp như Hà Hồ, Minh Hằng, Angela Phương Trinh, Thanh Hằng...... đều có hẳn vài item của Zara, H&M, Topshop hoặc Mango vì giá mềm mà kiểu dáng lại rất thanh lịch. 

Cơn sốt Zara - H&M: Tây bình dân biến thành ta sang chảnh - 3

Cơn sốt Zara - H&M: Tây bình dân biến thành ta sang chảnh - 4

Zara gây sốt vì sale up tận 50% trong lễ hội mua sắm lớn nhất hành tinh- Black Friday 

Chiến lược PR bậc thầy

Thật khó có thể ngăn cản sức mạnh lan tỏa mang tên  Zara hay H&M tại thị trường Việt Nam. Chỉ có điều dường như thương hiệu bình dân này đang bị thổi phồng quá mức, thậm chí trở thành món "hàng hiệu"  xa xỉ với rất nhiều người. Vì sao có thể khẳng định điều này? Khách quan mà nói, với điều kiện kinh tế, mức sống và thu nhập của đại đa số người Việt, thì mức giá tại store Zara chính thức ở Việt Nam cũng thuộc diện cao cấp, là hàng "mid high-end", những chưa tới mức xa xỉ như nhiều người nhận thức. Đấy là còn chưa kể, so với các store Zara ở các nước bạn, tại thị trường nước ta, giá thành sản phẩm đã được giảm đi khá nhiều. 

Cơn sốt Zara - H&M: Tây bình dân biến thành ta sang chảnh - 5

Hình ảnh đoàn người tấp nập mua sắm ở một cửa hàng Zara. Chính vì nó bình dân nên người ta mua sắm rôm rả. 

Nhưng chiến lược marketing tuyệt vời đã giúp cái tên Zara, H&M... lan tỏa mạnh mẽ. Cách mà họ làm cho thấy mức độ chuyên nghiệp đến mức nào. 

Lấy ví dụ  như H&M là thương hiệu thời trang bình dân nổi tiếng toàn cầu của Thụy Điển với đa dạng các mặt hàng từ quần áo, đầm váy, túi xách, giầy dép, nước hoa, phụ kiện thời trang cho đến cả đồ dùng gia đình với giá thành rẻ, trung bình chỉ 18 USD (gần 390.000 đồng /sản phẩm. Chiến dịch PR, quảng cáo của họ cũng rất xuất sắc với tiêu chí "đứng trên vai người khổng lồ".

Họ hợp tác với các nhà thiết kế nổi tiếng như: Karl Lagerfeld, Stella McCartney,… hay chọn ngôi sao hàng đầu như Madonna, Kylie Minogue... để mặc quảng bá sản phẩm. Ngoài ra, H&M còn kết giao với "ông anh cả"  Versace để được "thơm lây" như những người họ hàng cao quý. Với cách thức đó, tới thời điểm này việc tồn tai 2629 cửa hàng trải dài khắp 43 quốc gia khác nhau là điều dễ hiểu. Điểm hạn chế của H&M là vẫn chưa có mặt tại Việt Nam mà chỉ nhập khẩu bán lẻ vào các shop nên giá thành vẫn còn cao hơn Zara. Song, không vì thế mà H&M mất đi sức hút và sức săn lùng mãnh liệt của tín đồ Việt. 

Cơn sốt Zara - H&M: Tây bình dân biến thành ta sang chảnh - 6

Một cửa hàng Zara được đặt ở Vincom Center 

Việc "thần thành hóa các brand " Fast Fashion" là điều hoàn toàn không cần thiết. Hãy nhớ Zara, H&M đều là những nhãn hàng thông dụng ở nước ngoài, không phải là thời trang quá cao cấp như nhiều người ngộ nhận. Hơn nữa, thời trang là ăn mặc đẹp chứ không phải đẹp ở giá tiền và tên thương hiệu, vì không ai lật được cổ áo hay cạp quần của bạn nhằm xem được cái mác bạn đã bỏ tiền triệu để mang về. 

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Hà Tô ([Tên nguồn])
Phiếm chuyện thời trang Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN