Cô Ba Sài Gòn: Áo dài xưa "thôi miên" người xem ngay từ những giây đầu

Những thiết kế áo dài của Cô Ba Sài Gòn đang "làm mưa làm gió" khắp các rạp chiếu phim vì lý do này!

Cô Ba Sài Gòn: Áo dài xưa "thôi miên" người xem ngay từ những giây đầu - 1

Poster phim ấn tượng với những chiếc áo dài

Áo dài ai mặc cũng đẹp!

Lâu lắm rồi khán giả Việt mới được thưởng thức một bộ phim về thời trang ân tượng đến vậy, Cô Ba Sài Gòn thực sự đã thức tỉnh những giác quan của người xem trọn vẹn và tròn trịa nhất. Nó vừa khắc họa chân thực tà áo dài của người phụ nữ Việt thập niên 60 vừa lồng ghép những cảnh quay hiện đại mang tính giải trí cao.

Tác giả đã đặt những giá trị cốt lõi của văn hóa Việt chính là những chiếc áo dài bên cạnh sự phát triển của dòng thời trang cao cấp thế giới được hội nhập để người xem tự so sánh. Nếu Ngô Thanh Vân luôn trung thành với chiếc áo dài trong suốt bộ phim thì Lan Ngọc (Như Ý) lại xuất hiện trong mẫu váy suông (Shift dress) cùng những đường kẻ ô vuông màu sắc nổi bật, khiến bạn nhanh chóng nhớ đến bộ sưu tập năm 1966 của Yves Saint Laurent mang tên “Riant Monde”. Các thiết kế trong bộ sưu tập này của ông lấy cảm hứng từ những bức tranh trừu tượng của họa sĩ Piet Mondrian. Vấn đề được đặt ra chính là sự duy trì sức sống cho tà áo dài từ thế hệ này qua thế hệ khác. 

Cô Ba Sài Gòn: Áo dài xưa "thôi miên" người xem ngay từ những giây đầu - 2

Ngô Thanh Vân gắn liền với chiếc áo dài

Cô Ba Sài Gòn: Áo dài xưa "thôi miên" người xem ngay từ những giây đầu - 3

Những tà áo dài của người phụ nữ Việt được cách tân ấn tượng

Cô Ba Sài Gòn: Áo dài xưa "thôi miên" người xem ngay từ những giây đầu - 4

Họa tiết chấm bi mang đậm dấu ấn của thời trang thập niên 60

Bên cạnh đó, loạt xu hướng của thời trang thập niên 60 đã được khắc họa một cách đầy đủ nhất qua bộ sưu tập áo dài mà Như Ý giới thiệu cho người xem. Trong đó có nhắc lại một cách tinh tế thông qua những câu thoại và trang phục của hoạ tiết chấm bi (Polka dot), chiếc nón pillbox... Tuy nhiên, việc tối giản hết cỡ các trang sức, phụ kiện đi kèm chính là tinh thần đúng nhất của thập niên 60. Ngoài ra, sự xuất hiện của mẫu quần ống loe (nằm trong khoảng thập niên 60-70) cũng được đề cập đến trong phim nhưng không đáng kể. 

Thế nhưng điểm cộng đắt giá nhất của Cô Ba Sài Gòn chính là 5 bước để làm ra chiếc áo dài hoàn chỉnh mà ít người biết. Áo dài trong phim đẹp thật từ phom dáng, đường may cho đến họa tiết vì truyền tải hình ảnh về người phụ nữ Việt Nam xinh đẹp. Đó chính là lý do mà Diễm My khẳng định chắc nịch: "Áo dài bất kỳ ai mặc lên cũng đẹp".

Vì sao lại chọn áo dài?

Nói về trang phục đặc trưng của người phụ nữ Việt Nam còn có áo yếm, áo bà ba, áo tứ thân... vậy tại sao Ngô Thanh Vân lại chọn áo dài? "Đã về Việt Nam làm việc trong suốt 17 năm nhưng Tết năm nào tôi cũng mặc áo dài. Nó trở thành biểu tượng ý nghĩa của người phụ nữ Việt vì thế, mỗi lần xuất ngoại tham dự bất kỳ các sự kiện quốc tế nào tôi đều chọn áo dài. Đỉnh điểm chính là Tết 2017 vừa qua, áo dài bỗng trỗi dậy trở thành đề tài của dư luận, các bạn trẻ hiểu như thế nào về chiếc áo dài... khiến tình cảm đối với trang phục này vơi đi rất nhiều. Chính vì thế mà tôi và Thủy Nguyễn đã ấp ủ dự định đưa chiếc áo dài xưa lên màn ảnh Việt" - Ngô Thanh Vân chia sẻ.

Cô Ba Sài Gòn: Áo dài xưa "thôi miên" người xem ngay từ những giây đầu - 5

Nói rõ hơn về những chiếc áo dài của Thủy Nguyễn trong bộ sưu tập Cô Ba Sài Gòn được sử dụng trong chính bộ phim cùng tên, cô nói những họa tiết được lấy cảm hứng họa tiết từ những viên gạch bông. Đây cũng được coi là "đặc sản" kiến trúc của Việt Nam những năm 60 khi được người Pháp du nhập vào thời bấy giờ. Thời trang khi đó không đơn thuần là mặc đẹp, mặc xinh mà nó còn hướng tới những giá trị văn hóa. Họa tiết gạch bông và áo dài đã được thăng hoa trong thiết kế của Thủy Nguyễn.

Chia sẻ về những thiết kế trong bộ sưu tập lần này, NTK Thủy Nguyễn nói: "Những chiếc áo dài của cô gái Sài Gòn từ những năm 50, 60 trong mắt tôi, họ rất năng động, rất quyến rũ, những chiếc áo dài họ mặc không quá thướt tha và họ bước đi hàng ngày, làm việc hàng ngày trong chiếc áo dài đó. Vì vậy, tôi muốn truyền đi thông điệp đó tới với tất cả mọi người".

Cô Ba Sài Gòn: Áo dài xưa "thôi miên" người xem ngay từ những giây đầu - 6

Gạch bông là "đặc sản" kiến trúc của Việt Nam xưa

Cô Ba Sài Gòn: Áo dài xưa "thôi miên" người xem ngay từ những giây đầu - 7

Thủy Nguyễn và những Cô Ba Sài Gòn

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Nhã Phong ([Tên nguồn])
Phong cách thời trang của SAO Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN