Làm gì để không "gục ngã" trước TPP?

Khi thực hiện TPP thì dự báo ngành dệt may, da giày hưởng lợi nhờ rộng đường xuất khẩu.

Giá đường vẫn cao nhất khu vực

Hiện nay ngành mía đường còn nhiều vấn đề khó khăn như hàng tồn kho cao; Trung Quốc đóng cửa biên mậu làm giảm lượng đường tiêu thụ của Việt Nam; đường Thái Lan, Lào, Campuchia giá rẻ tràn vào.

Đối với TPP còn đáng lo ngại hơn khi thuế suất sẽ về 0% và buộc Việt Nam phải mở cửa ngành mía đường, gỡ bỏ các hạn ngạch nhập khẩu. Ngành mía đường dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn do chi phí sản xuất cao hơn đáng kể so với các nước trong khu vực và thế giới. Đặc biệt trong các nước tham gia TPP có Úc - nước xuất khẩu đường lớn thứ ba thế giới - chi phí sản xuất chỉ khoảng 20 USD/tấn trong khi Việt Nam khoảng 55-60 USD/tấn… Thế nên giá đường Việt Nam luôn cao hơn của các nước trong khu vực và trên thế giới.

Để khắc phục nhược điểm trên, DN Việt cần tăng quy mô, mở rộng vùng nguyên liệu, hỗ trợ về công nghệ và kỹ thuật trong trồng trọt và đảm bảo liên kết bền vững với nông dân. Khi đó mới giảm được chi phí sản xuất, hạ giá thành đường.

Ông Nguyễn Thành Long, Chủ tịch  Hiệp hội Mía đường Việt Nam

Làm gì để không "gục ngã" trước TPP? - 1

Khi thực hiện TPP thì dự báo ngành dệt may, da giày hưởng lợi nhờ rộng đường xuất khẩu.

Người tiêu dùng vui, DN lo phá sản

Trước khi TPP chưa kết thúc đàm phán, sản phẩm thịt từ các nước thành viên TPP như Úc, New Zealand, Canada… đã tràn vào và được người tiêu dùng Việt ưa chuộng do giá cả cạnh tranh. Như vậy, xét dưới góc độ người tiêu dùng thì 90 triệu người dân Việt Nam có cơ hội được ăn thịt giá rẻ ngoại nhập.

Nhưng tới đây, lượng thịt ngoại giá rẻ sẽ đổ bộ vào Việt Nam với số lượng lớn hơn, giá rẻ hơn do được giảm thuế. Điều này sẽ “giết chết” ngành nuôi gà trong nước. Hiện thuế nhập khẩu chưa giảm, giá gà ngoại nhập quá rẻ đã tràn vào khiến giá gà nuôi trong nước tuột dốc, nhiều trang trại gà lỗ nặng phải đóng cửa. Thịt heo trong nước cũng rớt giá thê thảm, có lúc chỉ còn 30.000-35.000 đồng/kg.

Để giảm thiểu thiệt hại, ngành chăn nuôi cần phải giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất, chất lượng vật nuôi, giảm giá thành sản phẩm và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm thì mới cạnh tranh được. Mặt khác, Nhà nước cũng cần tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, kiểm soát chất lượng thuốc thú y…

Ông PHẠM ĐỨC BÌNHPhó Chủ tịch  Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam

Nâng cấp theo tiêu chuẩn hàng vào Mỹ

Khi thực hiện TPP thì dự báo ngành dệt may, da giày hưởng lợi nhờ rộng đường xuất khẩu. Song chúng ta có tận dụng được cơ hội này hay không còn tùy thuộc vào nỗ lực của từng DN. Ví dụ, tại Liên Phát, để tăng xuất vào thị trường Mỹ, chúng tôi đã tìm hiểu thêm rất nhiều tiêu chuẩn mà nước này đòi hỏi sản phẩm phải có. Xuất giày qua châu Âu chỉ cần tiêu chuẩn môi trường, trách nhiệm xã hội… nhưng xuất qua Mỹ có thêm tiêu chuẩn an ninh nữa. Do vậy, công ty phải trang bị hệ thống camera ghi nhận toàn bộ hoạt động, từ khâu ra vào cổng cho đến chi tiết các dây chuyền sản xuất, ghi nhận công nhân ra vào, thay ca, thao tác ra sao... để đảm bảo tiêu chuẩn về an ninh này.

Các DN xuất hàng đi Mỹ có lợi nhưng các DN phục vụ thị trường nội địa sẽ gặp khó vì hàng nước ngoài vào nhiều hơn, rẻ hơn. Do đó có lẽ các DN phục vụ thị trường nội địa nên liên kết với nhau để tồn tại trước TPP.

Bà TRƯƠNG THỊ THÚY LIÊN, Giám đốc Công ty Giày Liên Phát (Bình Dương)

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Quang Huy - Quỳnh Như ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN