Gạo nhựa không chỉ là tin đồn

Sự kiện: An toàn thực phẩm

Trước đây, nhiều thông tin về sự tồn tại của gạo nhựa tại nhiều nơi trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam, nhận được sự hoài nghi từ phía cộng đồng, nhưng sau 1 vụ bắt giữ 2,5 tấn gạo nhựa tại Nigeria, người ta bắt đầu phải lo lắng.

Gạo nhựa là thuật ngữ không mấy xa lạ, tại Việt Nam, nơi sản xuất gạo thuộc top đầu trên thế giới, cũng đã có phong phanh những tin đồn về gạo nhựa. 

Tuy nhiên, cộng đồng thường tỏ ra hoài nghi vì giá gạo thật rất rẻ, không có lý do gì để sản xuất gạo nhựa có giá thành chưa chắc đã rẻ hơn gạo thật, đóng bao bì như gạo thật để bán kiếm lời cả.

Tuy nhiên, lực lượng chức năng Nigeria vừa qua đã bắt giữ 2,5 tấn gạo nhựa được buôn lậu vào nước này. Cụ thể, có 102 túi gạo bị thu giữ, mỗi túi nặng khoảng 25kg, được buôn lậu hoặc vận chuyển bất hợp pháp từ Trung Quốc. Vụ bắt giữ này làm người ta phải cảnh giác hơn, khi gạo nhựa có tồn tại thật sự.

Theo lực lượng chức năng Nigeria, sau khi được đun sôi lên, loại gạo nhựa này rất dính, và chưa biết điều gì sẽ xảy ra nếu con người ăn phải loại gạo giả này. Tại Nigeria, gạo giả xuất hiện bởi gạo thật đang có giá rất cao, khoảng 63 USD cho 1 túi gạo 25kg.

Gạo giả được cho là cũng có nhiều loại, loại làm giả từ khoai tây và khoai lang, có thêm nhựa tổng hợp và tạo hình giống như hạt gạo, hay nguy hiểm hơn là loại gạo làm hoàn toàn từ nhựa. 

Gạo nhựa tại Nigeria đang được phân tích trong phòng thí nghiệm để xác định chính xác nó là thứ gì và nguy hại tới người sử dụng như thế nào.

Loại gạo nhựa từng được bán tại thị trường Trung Quốc, trong đó có thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thiểm Tây. Thông tin gạo nhựa đã được lan truyền nhanh trên một số trang mạng xã hội. Gạo giả mang đến lợi nhuận khổng lồ nên nó vẫn được bán tràn lan tại Trung Quốc. Tuy nhiên một cảnh báo được đưa ra ăn ba bát gạo nhựa sẽ tương đương với việc nhét một túi nilon vào dạ dày. 

Đầu năm 2012, nghi vấn gạo nhựa cũng gây xôn xao ở Hà Nội khi nhiều người dân ở quận Hoàng Mai khẳng định đã mua gạo nhựa về nấu cơm và không thể ăn được. Theo Cục an toàn thực phẩm, Bộ Y tế, “gạo giả” tại Hà Nội là chưa chính xác. Viện Kiểm nghiệm ATVSTP quốc gia đã có kết quả phân tích 5 mẫu gạo cho thấy, có các chỉ tiêu (Protein, tinh bột, Vitamin B1) phù hợp với thành phần gạo Việt Nam, không phải là gạo giả. Không phát hiện chất tẩy trắng, chất đánh bóng trong các mẫu phân tích.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Tô Tùng (Tiền Phong)
An toàn thực phẩm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN