Đi bắt "con trơn", nông dân Cố đô bỏ túi cả triệu đồng mỗi ngày

Hằng năm, cứ vào mùa cày bừa (khoảng cuối tháng 6, đầu tháng 7 dương lịch), nông dân một số xã của huyện Kim Sơn (Ninh Bình) lại đổ ra đồng bắt cá trạch. Chỉ với những chiếc đó đơn giản đặt bẫy bắt loài da trơn này mà nhiều hộ dân ở địa phương này có thể "bỏ túi" tiền triệu mỗi ngày.

Cận cảnh nghề bẫy con da trơn ở huyện Kim Sơn (Ninh Bình).

Theo những người săn cá chạch ở huyện Kim Sơn, cá chạch ngày thường rất khó bắt và nếu bắt được cũng chẳng được bao nhiêu, nhưng khi vào mùa cày, bừa (chuẩn bị vào mùa vụ sản xuất mới) chạch mới béo vào xuất hiện nhiều hơn. Nắm được quy luật này, nhiều nông dân ở huyện Kim Sơn đã tìm săn bắt và kiếm bộn tiền mỗi ngày.

Đi bắt "con trơn", nông dân Cố đô bỏ túi cả triệu đồng mỗi ngày - 1

Chỉ cần mua ít lưới cước và một số cành tre, các nông dân ở huyện Kim Sơn đã có thể làm ra các chiếc bẫy bắt chạch rất hiệu quả.

Chia sẻ với phóng viên Dân Việt, anh Phạm Văn Trường (40 tuổi) ở xã Đồng Hướng, huyện Kim Sơn, một thợ đặt đó bắt cá chạch đồng chuyên nghiệp ở huyện Kim Sơn cho hay: “Cá chạch chủ yếu sống và chui dưới bùn, loài này có da trơn nên bắt chúng bằng tay rất khó. Để bắt cá chạch được nhiều, chúng tôi hay bẫy chúng bằng đó ở các kênh mương, đồng ruộng."Mỗi lần cắm đó tôi bắt được vài chục cân chạch và các loài khác như cua, ếch, lươn. Đáng nói hơn là sản phẩm thu bắt về tới đâu là có lái buôn vào thu mua hết với giá cao. Tính ra, mỗi ngày tôi có thu nhập lên đến cả triệu đồng" - anh Trường tiết lộ.

Đi bắt "con trơn", nông dân Cố đô bỏ túi cả triệu đồng mỗi ngày - 2

Để bắt được nhiều chạch, bằng kinh nghệm của mình, nông dân tìm đến các khu ruộng, kênh có sẵn chạch để đặt, cắm đó.

 Với hơn 20 năm kinh nghiệm đi bắt cá chạch, vào mùa cá, trung bình mỗi ngày ông Đoàn Văn Thành (55 tuổi) ở xã Đồng Hướng, huyện Kim Sơn cắm đó được 20kg-30kg chạch đồng. “Mỗi ngày cắm 200 chiếc đó, tôi có thu trên 1 triệu đồng là chuyện bình thường"- ông Thành chia sẻ.

Đi bắt "con trơn", nông dân Cố đô bỏ túi cả triệu đồng mỗi ngày - 3

Anh Trường, một thợ săn chạch đồng ở xã Đồng Hướng, huyện Kim Sơn cho biết, chỉ với các dụng cụ đơn giản, dễ kiếm như lưới cước, cành tre, các dây thép nhỏ (dây dùng để buộc đó), nhiều nông dân có thể làm đó bắt chạch, kiếm cả triệu đồng mỗi ngày.

“Có thời điểm chạch nhiều, tôi trúng đậm 5 - 6 triệu đồng/ngày. Nghề bắt chạch đồng sạch này đơn giản, nhàn hạ mà có thu nhập gấp nhiều lần nghề khác" - ông Thành tâm sự. 

Đi bắt "con trơn", nông dân Cố đô bỏ túi cả triệu đồng mỗi ngày - 4

Cận cảnh sản phẩm chạch đồng do nông dân huyện Kim Sơn bẫy được sau một đêm cắm đó.

Anh Nguyễn Văn Trinh, một thương lái thu mua cá chạch trong huyện cho biết, cá chạch cùng với các loài khác như lươn, ếch, rắn... là đặc sản của đồng quê Kim Sơn được thị trường trong và ngoài tỉnh rất ưa chuộng. "Có thời điểm vào vụ, tôi thu mua cho bà con cả tấn chạch và các loài đặc sản đồng ruộng khác mà vẫn không đủ cung cấp cho thị trường" - anh Trinh chia sẻ.

Đi bắt "con trơn", nông dân Cố đô bỏ túi cả triệu đồng mỗi ngày - 5

 Chạch đồng sau khi được nông dân bẫy về sẽ được lái buôn vào tận nhà thu mua.

Đi bắt "con trơn", nông dân Cố đô bỏ túi cả triệu đồng mỗi ngày - 6

Vào mùa bắt chạch đồng, trung bình mỗi kg chạch được nông dân bẫy về sẽ được lái buôn thu mua với giá 60.000 đồng đến 70.000 đồng/kg, tùy loại, kích cỡ.

Săn loài cá kỳ lạ nhất hành tinh: Vừa biết lặn vừa biết leo cây

Loài cá kỳ lạ này có khả năng lặn, chạy trên mặt nước, trên cạn, lại biết cả leo cây...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Quân Phạm (Dân Việt)
Ninh Bình Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN