3 tháng, Việt Nam chi hơn trăm tỷ đồng nhập nội tạng bỏ đi

Sự kiện: Thực phẩm bẩn

Việt Nam chi hơn trăm tỷ nhập phụ phẩm như chân, nội tạng, đuôi, cánh…là thứ các nước châu Âu, châu Mỹ bỏ đi.

Theo số liệu thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan, từ đầu năm tới hết 15/3, cả nước nhập khẩu gần 7,8 nghìn tấn thịt lợn các loại, trị giá hơn 9,4 triệu USD, tương ứng tăng 15,8% về lượng và 21,2% về trị giá so với cùng kỳ 2016.

Trong đó, chiếm khối lượng lớn nhất là phụ phẩm giết mổ của lợn tươi (nội tạng, chân, đuôi lợn…) được nhập dưới dạng đông lạnh hoặc ướp lạnh với khối lượng 5,4 nghìn tấn, trị giá 4,8 triệu USD (tương đương gần 109 tỷ đồng).

Trong khi đó, thịt lợn tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh chỉ gần 2,4 nghìn tấn, trị giá 4,5 triệu USD; thịt và phụ phẩm dạng thịt ăn được sau giết mổ, muối, ngâm nước muối, làm khô hoặc hun khói; bột mịn và bột thô ăn được làm từ thịt hoặc phụ phẩm dạng thịt sau giết mổ gần 10 tấn, trị giá 115 nghìn USD.

3 tháng, Việt Nam chi hơn trăm tỷ đồng nhập nội tạng bỏ đi - 1

Tính từ đầu năm tới nay, nội tạng và phụ phẩm khác nhập khẩu cao gấp hơn 2 lần so với thịt lợn. Ảnh minh họa

Trước đó, trong năm 2016, Việt Nam nhập khẩu 39,4 nghìn tấn thịt lợn các loại, trị giá 44 triệu USD. Trong đó, thịt lợn tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh là hơn 12 nghìn tấn, trị giá gần 19 triệu USD; phụ phẩm sau giết mổ của lợn tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh là hơn 27 nghìn tấn, trị giá gần 25 triệu USD.

Bên cạnh đó, lượng thịt và phụ phẩm dạng thịt ăn được sau giết mổ, muối, ngâm nước muối, làm khô hoặc hun khói; bột mịn và bột thô ăn được làm từ thịt hoặc phụ phẩm dạng thịt sau giết mổ nhập khẩu trong cả năm 2016 là 81 tấn, trị giá 516 nghìn USD.

Chủ một doanh nghiệp kinh doanh thịt đông lạnh nhập khẩu cho biết, các phụ phẩm lợn, bò, trâu hay gà như chân, nội tạng, đuôi, cánh… vốn là thứ bỏ các nước châu Âu, châu Mỹ bỏ đi khi giết mổ gia súc gia cầm… nên không được bảo quản tốt, dễ bị nhiễm khuẩn, hư hỏng.

Các phụ phẩm này chỉ dùng để chế biến thức ăn chăn nuôi. Trên bao bì thậm chí có cả dòng chữ không được sử dụng cho người.

Tuy nhiên, thời gian qua, lực lượng chức năng đã bắt được nhiều vụ vận chuyển phụ phẩm trong nước có nguồn gốc nước ngoài được khai là mang đi xử lý bằng hóa chất để tiêu thụ tại các quá ăn, quán lẩu, quán nhậu…

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo C.Sơn (Báo Giao thông)
Thực phẩm bẩn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN