Trận đấu nổi bật

carlos-vs-grigor
Miami Open presented by Itau
Carlos Alcaraz
0
Grigor Dimitrov
2
daniil-vs-jannik
Miami Open presented by Itau
Daniil Medvedev
-
Jannik Sinner
-

Siêu VĐV: Federer và bí quyết “trường sinh” (Kỳ cuối)

XEM THÊM CÁC KỲ
Kỳ đầu tiên1 6 7 8 910

Ở tuổi 33 dù không còn đỉnh cao nhưng Federer vẫn là biểu tượng về sự dẻo dai.

Mới đây, tạp chí thể thao uy tin Sport Illustrated đã đưa ra danh sách 50 VĐV khỏe nhất thế giới. Tạp chí này đánh giá dựa trên các tiêu chí về tốc độ, sức mạnh, sự nhanh nhẹn và sức bền. Mỗi tiêu chí dựa trên thang điểm chấm từ 0-10 và số điểm đạt tuyệt đối của một VĐV là 40.

Bắt đầu từ thứ 2, ngày 25/8, chúng tôi xin giới thiệu với bạn đọc loạt bài Bí kíp tập thể lực của các siêu vận động viên, với câu chuyện rèn thể lực "kinh người" của các ngôi sao lừng danh như LeBron James, Ronaldo, Usain Bolt, Michael Phelps, Roger Federer, Floyd Mayweather

Chiếc giá đỡ sau lưng

2 năm tìm kiếm bất thành, tham vọng gia tăng bổ sung thêm bộ sưu tập Grand Slam của Federer lại phải chờ và nhiều người nói rằng sau khi bỏ lỡ cơ hội tại US Open, nơi Nadal vắng mặt, Djokovic mất phong độ còn Murray sa sút, “Tầu tốc hành” nên nghĩ tới chuyện giã từ.

Sự thật, “Tầu tốc hành” không còn ở trên đỉnh cao phong độ, nhưng những gì anh làm được không nhiều người có thể. Năm nay, ở tuổi 33, Federer vẫn vào đến bán kết Australian Open, US Open và chung kết Wimbledon, đồng thời luôn ngự trị trong top 4 tay vợt hàng đầu thế giới.

Cùng độ tuổi của Federer, Pete Sampras cũng như nhiều tay vợt khác đã không còn thi đấu, để duy trì phong độ như thế đòi hỏi khát khao và một sự dẻo dai bền bỉ. So với những đối thủ như Nadal hay Djokovic, Federer không có được sự mạnh mẽ, nhưng ở anh toát lên phong thái hết sức thư thái mỗi lần cầm vợt, điều cũng cần một nền tảng chắc chắn.

Tay vợt Thụy Sĩ không tập thể lực nhiều như Nadal hay Djokovic một phần do lối chơi của anh thiên về kỹ thuật, nhưng vẫn luôn có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trong mỗi mùa giải, đặc biệt trong những năm gần đây khi tuổi tác đã trở thành một gánh nặng với anh. Và trong bí quyết trường sinh của Federer không thể không nhắc tới cái tên Pierre Paganini, HLV thể lực trong đội ngũ cộng sự, người đã có rất nhiều năm gắn bó với anh.

Siêu VĐV: Federer và bí quyết “trường sinh” (Kỳ cuối) - 1

Federer và HLV thể lực Paganini (trái)

Paganini lần đầu gặp gỡ Federer khi anh tham gia vào Chương trình phát triển tennis trẻ của Thụy Sĩ năm 1994 và chính thức cộng tác với tài năng này từ hồi giữa năm 2000 (sau này ông cũng làm việc với Stanislas Wawrinka). Mỗi năm 2 người cùng nhau tập luyện trong khoảng 140-160 ngày với cường độ thay đổi theo thời gian.

Thời Federer còn trẻ, Paganini đưa ra rất nhiều bài tập khó nhưng anh vẫn hoàn thành với sự hăng say. Sau này anh chú trọng nhiều hơn tới việc duy trì nền tảng khi cơ thể đã hết giai đoạn phát triển.

Không thiên về thể lực không có nghĩa Federer bỏ qua phần quan trọng này đối với một VĐV thể thao. Ngay trước thềm mùa giải sân cứng Federer đã chịu chi để bao trọn khu nghỉ dưỡng trên một ngọn núi ở dãy Alpes để tập luyện. Việc này vừa giúp anh có được sự tập trung (tránh bị giới truyền thông làm phiền) cũng như có được điều kiện tốt khi tập trên độ cao.

Kết quả, Federer đã vào đến chung kết Rogers Cup (thua Tsonga), vô địch Cincinnati Masters (thắng Federer) và dừng chân ở bán kết US Open trước nhà vô địch Marin Cilic.

Các bài tập thể lực của Federer

Trong thời gian dự các giải đấu, Federer không tập thể lực nhiều, nếu có chỉ là một số bài tập nhẹ nhằm tránh chấn thương, hay hồi phục các chấn thương nhẹ. Anh dành nhiều thời gian hơn vào việc luyện thể lực trong các quãng nghỉ dài của mùa giải và anh luôn tập luyện theo chế độ đầy chặt chẽ.

Khởi động: Cũng như nhiều VĐV khác, Federer khởi động với bài chạy nhẹ, nhảy dây, chạy gót chạm mông và một phần đặc biệt quan trọng với các VĐV tennis, di chuyển ngang thật nhanh từ vạch bên này sang vạch bên kia (ngang sân).

Siêu VĐV: Federer và bí quyết “trường sinh” (Kỳ cuối) - 2

Thiên về kỹ thuật nhưng Federer vẫn chú trọng tập thể lực

Tập phần thân trên với bóng: Đây được coi là một trong những chiếc chìa khóa luyện phần thân trên của Federer cũng như Nadal. Tay vợt Thụy Sĩ sẽ có một cộng sự đứng quay lưng và chuyền bóng liên tục ngang người từ trái sang phải và ngược lại. Tiếp theo đó Federer sẽ tập bài ném bóng qua đầu với một chiếc bạt lò xo, anh sẽ liên tiếp ném, bắt lại và ném. Bài tập này nhằm hướng đến phần cơ vai, rất quan trọng với mọi cú đánh tennis.

Tập phản xạ: Một phần bí quyết của Federer, đầu tiên là bài tập dùng vợt đánh 3 trái bóng từ cự ly khoảng 3m. Sẽ có một người ném liền 3 trái bóng sang phía Federer và nhiệm vụ của anh là phải đánh trung cả 3 quả trước khi nó nẩy xuống sân lần thứ hai.

Tiếp đó là bài tập đối kháng, Federer sẽ cùng với một người khác ở khoảng 2m, dùng tay không ném bóng qua lại, đồng thời di chuyển ngang lưới với tốc độ tăng dần. Bài tập này nhằm phát huy khả năng kết hợp mắt và tay.

Tập vừa chạy vừa đánh: Với các dụng cụ cố định được xếp theo hình tam giác trong khoảng cách hơn 1m, Federer sẽ phải vừa di chuyển vừa thực hiện các cú đánh thuận tay hoặc trái tay. Cùng với các bài tập chạy zig-zag.

Tập với dây kéo thể thao: Chiếc dây kéo này được buộc vào 2 chân, Federer sẽ vừa di chuyển vừa thực hiện các cú đánh qua đó giúp anh có được lực tốt hơn trong các trận đấu (cảm giác nhẹ hơn, nhanh hơn).

Ngoài ra, chiếc dây kéo này cũng được dùng để luyện lực cổ tay khi Federer thực hiện các cú đánh ở những cự ly khác nhau.

Tập gym: Không phải điểm mạnh nhất nhưng Federer cũng dành một khoảng thời gian nhất định để tập tạ để có được sức mạnh cho toàn bộ cơ thể. Các bài tập của anh gồm có: đẩy tạ chân, nằm đẩy tạ đòn, tập tạ bay (dang rộng 2 cánh tay cầm tạ), co 1 chân đứng lên ngồi xuống và tập tạ bắp tay.  

Với một “lão tướng” trên sân tennis như Roger Federer, việc anh vẫn đủ sức tranh tài ở nhiều trận đấu đỉnh cao cùng “đàn em” ở các giải vừa qua là minh chứng rõ nét cho sự bền bỉ của “Tàu tốc hành” Thụy Sỹ. Tạp chí Sport Illustrated đã xếp Federer đứng thứ 31/50 VĐV siêu khỏe hàng đầu hành tinh, với các tiêu chí về tốc độ (5,5 điểm), sức mạnh (6,5 điểm), sự nhanh nhẹn (7 điểm) và sức bền (7 điểm).

Video các bài tập “dị” của Federer:

Siêu VĐV: Federer và bí quyết “trường sinh” (Kỳ cuối) - 3

Federer-Tay vợt vĩ đại

Siêu VĐV: Federer và bí quyết “trường sinh” (Kỳ cuối) - 4

US Open 2014

Siêu VĐV: Federer và bí quyết “trường sinh” (Kỳ cuối) - 5

Hiện tượng Ánh Viên

Siêu VĐV: Federer và bí quyết “trường sinh” (Kỳ cuối) - 6

Hot-shot tennis

XEM THÊM CÁC KỲ
Kỳ đầu tiên1 6 7 8 910

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo PL ([Tên nguồn])
Bí kíp khỏe như siêu sao Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN