Trận đấu nổi bật

daniil-vs-jannik
Miami Open presented by Itau
Daniil Medvedev
-
Jannik Sinner
-

Hoàng Xuân Vinh không đua tài ở trường bắn “khó nói” nhất ĐNA

Xạ thủ Hoàng Xuân Vinh sẽ không góp mặt trong thành phần thi đấu của đội tuyển Việt Nam tại Giải vô địch bắn súng Đông Nam Á 2016 được tổ chức trên sân nhà, từ ngày 1/11 tới.

Luật kiểu… bia giấy

Dù không có cơ sở vật chất tốt, đúng tiêu chuẩn quốc tế, nhưng Việt Nam vẫn tổ chức giải vô địch Đông Nam Á 2016. Một lãnh đạo Tổng cục TDTT cho biết, đây là vấn đề mà Việt Nam đã có những thông báo với các đoàn và tất cả đều “thông cảm” với những khó khăn của chủ nhà.

Hoàng Xuân Vinh không đua tài ở trường bắn “khó nói” nhất ĐNA - 1

Ông Trần Đức Phấn phát biểu tại buổi họp báo trước thềm giải Vô địch bắn súng Đông Nam Á 2016

Cũng theo vị lãnh đạo Tổng cục TDTT này, chắc chắn việc các VĐV quen tập luyện, thi đấu với bia điện tử sẽ bị ảnh hưởng thành tích khi thi bia giấy ở Việt Nam. Ở giải đấu năm nay, ngoài Việt Nam ra, chỉ có Malaysia là còn bắn súng ở trường bắn sử dụng bia giấy.

Hoàng Xuân Vinh không đua tài ở trường bắn “khó nói” nhất ĐNA - 2

Hoàng Xuân Vinh (áo xanh, bìa trái) không dự giải vô địch Đông Nam Á 2016 trong màu áo ĐT bắn súng Việt Nam

Tuy nhiên, theo HLV trưởng Nguyễn Thị Nhung, do trên thế giới vẫn có nước sử dụng bia giấy như Việt Nam và Malaysia nên BTC sẽ có luật riêng, khác với bia điện tử. Như vậy sẽ đảm bảo công bằng cho các VĐV, các đoàn tham dự.

Một thông tin đáng chú ý ở giải vô địch Đông Nam Á 2016 là nhà vô địch Olympic Hoàng Xuân Vinh không tham dự.

Xạ thủ Hoàng Xuân Vinh vẫn đang trong giai đoạn nghỉ ngơi sau thi đấu Olympic 2016 nên anh không đua tài cùng đồng nghiệp. Tuy nhiên, xạ thủ Trần Quốc Cường (từng dự Olympic 2016) vẫn tranh tài ở giải vô địch Đông Nam Á 2016. Ngoài ra, gương mặt từng dự Olympic 2012 là Lê Thị Hoàng Ngọc cũng góp mặt.Đội tuyển Bắn súng Việt Nam sẽ cử đội hình gồm nhiều VĐV trẻ thi đấu để tích lũy thêm kinh nghiệm chuẩn bị cho SEA Games 2017, ASIAD 2018.

Cận cảnh trường bắn lạc hậu nhất khu vực

Sau ngày Hoàng Xuân Vinh đăng quang ở Olympic 2016, chúng tôi có dịp trở lại trường bắn đã từng nuôi dưỡng tinh thần, ý chí của xạ thủ này. Có lẽ bất kỳ ai nếu có dịp bước vào trường bắn quốc gia tại Trung tâm Huấn luyện thể thao Quốc gia Hà Nội (Nhổn), đều có cảm giác giật mình đến khó tin bởi cơ sở vật chất lạc hậu.

Năm 2003 nhờ đăng cai SEA Games 22, một trường bắn mới quy mô, hiện đại đã được xây dựng tại Trung tâm huấn luyện thể thao Quốc gia Hà Nội. Nếu như hơn chục năm trước trường bắn Nhổn là niềm mơ ước của các quốc gia trong khu vực, các nước như Lào, Campuchia hàng năm gửi hàng chục VĐV sang tập luyện, thì giờ đây chỉ còn lại một trường bắn lạc hậu, cũ kỹ, có lúc phủi đầy bụi.

Hệ thống bia giấy tại trường bắn Nhổn đã trở thành của hiếm ngay cả ở khu vực Đông ­Nam Á. Nhưng ngay cả bia giấy cũng xuống cấp trầm trọng bởi hầu như chưa được nâng cấp.

Từ chỗ tập bia giấy ra đấu bia điện tử, các xạ thủ Việt Nam thường bị “khớp” tâm lý mỗi khi đi thi đấu. Để giải quyết vấn đề này, những VĐV hàng đầu như Xuân Vinh, Quốc Cường thường được đưa đi tập huấn trước mỗi giải đấu lớn, nhưng sau đó lại trở về trường bắn quen thuộc của mình để bắn vào bia giấy, rồi ấn nút cho ròng rọc kéo bia về để thay mất rất nhiều thời gian, công đoạn. Dù được tập huấn nhiều ở nước ngoài, nhưng trong quá khứ, Hoàng Xuân Vinh từng nhiều lần mất huy chương vì những viên đạn cuối cùng, cũng bởi câu chuyện tập bia giấy, bắn bia điện tử.

Ngoài bia giấy, các thiết bị, dụng cụ khác hầu hết cũng là vấn đề “đau đầu” với các HLV. Đặc biệt, đạn là vấn đề “khó xử” của các VĐV trong những lần tập trung lên tuyển. Có nhiều địa phương không đủ đạn để tập, phải đi vay, hay tập bắn bằng đạn loại 2, loại 3.

HLV Nguyễn Thị Nhung đã từng chia sẻ: “Chúng tôi rất khó khăn về đạn. Để khắc phục, chúng tôi có những phương án, giáo án để VĐV duy trì. Sang năm thi SEA Games chắc chắn thành tích không tốt vì lứa VĐV trọng điểm không nhiều”.

Trong khi đó, Giám đốc Trung tâm Nhổn Nguyễn Mạnh Hùng cho biết: “Chúng tôi phải mua đạn từ công ty thể thao Việt Nam. Chúng tôi vay mượn nhiều lần của các đơn vị địa phương, của Quân đội, giờ vẫn nợ nhiều”.

Cái khó ló cái khôn, từ những khó khăn này mà Hoàng Xuân Vinh đã tự tôi luyện cho mình ý chí thép, sự vươn lên từ gian khó, để rồi giành chiến tích lịch sử cho bắn súng Việt Nam trên đấu trường Olympic.

Hy vọng, trong tương lai, trường bắn ở Nhổn sẽ được nâng cấp, hoặc đầu tư hiện đại hơn, để các VĐV tập luyện nâng cao thành tích, có thêm những Hoàng Xuân Vinh khác và bạn bè quốc tế đến đây thi tài cũng không phải “bất ngờ” trước trang thiết bị nơi đây.  

* Một số hình ảnh về trường bắn tại Nhổn (Hà Nội) có điều kiện không như ý:

Hoàng Xuân Vinh không đua tài ở trường bắn “khó nói” nhất ĐNA - 3

Các VĐV ĐT Bắn súng Việt Nam phải tập luyện ở trường bắn Nhổn có điều kiện tập luyện không tốt

Hoàng Xuân Vinh không đua tài ở trường bắn “khó nói” nhất ĐNA - 4

Áo tập của các xạ thủ

Hoàng Xuân Vinh không đua tài ở trường bắn “khó nói” nhất ĐNA - 5

Hoàng Xuân Vinh không đua tài ở trường bắn “khó nói” nhất ĐNA - 6

Hoàng Xuân Vinh không đua tài ở trường bắn “khó nói” nhất ĐNA - 7

Hoàng Xuân Vinh không đua tài ở trường bắn “khó nói” nhất ĐNA - 8

Các VĐV vẫn phải tập với những tấm bia giấy rất thiếu chuyên nghiệp

Hoàng Xuân Vinh không đua tài ở trường bắn “khó nói” nhất ĐNA - 9

Hình ảnh minh họa các tư thế của VĐV bắn súng

Hoàng Xuân Vinh không đua tài ở trường bắn “khó nói” nhất ĐNA - 10

Hoàng Xuân Vinh không đua tài ở trường bắn “khó nói” nhất ĐNA - 11

Hoàng Xuân Vinh không đua tài ở trường bắn “khó nói” nhất ĐNA - 12

Hoàng Xuân Vinh không đua tài ở trường bắn “khó nói” nhất ĐNA - 13

Hoàng Xuân Vinh không đua tài ở trường bắn “khó nói” nhất ĐNA - 14

Trường bắn thể thao ở Nhổn (Hà Nội) với cơ sở vật chất đã xuống cấp

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Ngô Mộc ([Tên nguồn])
Hoàng Xuân Vinh giành HCV Olympic lịch sử Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN