Trận đấu nổi bật

carlos-vs-grigor
Miami Open presented by Itau
Carlos Alcaraz
0
Grigor Dimitrov
2
daniil-vs-jannik
Miami Open presented by Itau
Daniil Medvedev
-
Jannik Sinner
-
elena-vs-victoria
Miami Open presented by Itau
Elena Rybakina
2
Victoria Azarenka
1

Chưa đấu SEA Games 2017, thể thao Việt Nam đã 'mất' 30 HCV

Sự kiện: SEA Games 32

Nền thể thao không còn bị phụ thuộc vào cái đích nhắm tốp 3 ở “hội làng” mà sau mỗi kỳ Đại hội luôn “biến dạng” tới phân nửa.

Chưa đấu đã “hụt” 30 HCV so với Đại hội trước, tại SEA Games 29, thể thao Việt Nam có thể lần đầu tiên kể từ SEA Games 2003 không trụ được tốp 3 toàn đoàn. Tuy nhiên, đó có thể lại là điều tốt cho sự phát triển, khi cả một nền thể thao không còn bị phụ thuộc vào cái đích nhắm tốp 3 ở “hội làng” mà sau mỗi kỳ Đại hội luôn “biến dạng” tới phân nửa. 

“Mất” 30 HCV

Tại SEA Games 2017, chương trình thi đấu gồm (38 môn với 403 nội dung) bị “biến dạng” tới phân nửa so với kỳ đại hội trước. Trong đó, nhiều môn thế mạnh của Việt Nam, nổi bật là các “mỏ” vàng rowing, canoeing và vật bị loại. Một số môn trọng điểm như đấu kiếm, boxing, cử tạ chỉ tổ chức nội dung của nam dù Việt Nam rất mạnh về nữ, hay bắn súng chỉ có nội dung cá nhân trong khi Việt Nam lại mạnh ở đồng đội. Việt Nam cũng không có lực lượng tham gia một số môn mà Malaysia đưa vào như đua ngựa, hockey, hockey trên băng, trượt băng nghệ thuật. Tính ra coi như thể thao Việt Nam đã “mất trắng” khoảng 30 HCV.

Chưa đấu SEA Games 2017, thể thao Việt Nam đã 'mất' 30 HCV - 1

Thể thao Việt Nam chấp nhận thực tế có thể văng khỏi tốp 3 SEA Games để tập trung đầu tư cho các môn Olympic. Ảnh: VSI

Mục tiêu bảo vệ một vị trí trong tốp 3 toàn đoàn, mà Việt Nam giữ vững kể từ SEA Games 2003, đã bị lung lay dữ dội. Chẳng những không thể đua với Malaysia có nhiều ưu thế vượt trội, hay Thái Lan quá mạnh, mà Việt Nam cũng bị dự báo xếp “cửa dưới” trước Indonesia coi SEA Games 29 như một bước tập dượt quan trọng cho việc đăng cai Asian Games 2018 hay thậm chí một Singapore được thừa hưởng lực lượng hùng hậu từ kỳ Đại hội trước trên sân nhà.

Theo Trưởng đoàn Trần Đức Phấn, để có thể lọt vào tốp 3 trên bảng tổng sắp, đoàn quân sang Malaysia tranh tài cần phải đoạt được tối thiểu 65 HCV song thực lực có lẽ chỉ dừng ở mức 49-59 HCV.

Nhưng mang lại kết quả tích cực

Thay vì “tranh tài trên bàn đàm phán” hay cố gắng dự tranh các “món” mới nhằm giành số lượng huy chương nhiều nhất có thể, thể thao Việt Nam đã chủ động chấp nhận thực tế có thể đứng sau Thái Lan, Malaysia, Indonesia hay cả Singapore.

Theo Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT Vương Bích Thắng, khi tốp 3 toàn đoàn không còn là chỉ tiêu bắt buộc, ngành thể thao quan tâm, tập trung tối đa vào sự chuẩn bị và thành tích của các môn, nội dung có trong chương trình Olympic, với đích nhắm là tốp 3 những môn này. Số huy chương, nhất là Vàng, cùng các thông số cụ thể so với Asian Games, Olympic sẽ là tiêu chí quyết định nhất.

Sự thay đổi này một phần nào đó là tình thế không thể khác. Trên thực tế, nếu cố gắng bung sức, cơ hội để Việt Nam giữ vững hạng Ba vẫn có song như thế cứ mãi chạy theo vòng luẩn quẩn, đầu tư dài trải, và cuối cùng chẳng tiến thêm được bước nào.

Đơn giản vì đến kỳ SEA Games tới, gần như chắc chắn, chương trình thi đấu sẽ lại thay đổi phân nửa, theo quyết định của nước chủ nhà. Việc đứng hạng bốn, hạng ba, hay hạng hai, thậm chí kể cả hạng nhất, suy cho cùng cũng không phản ánh gì về sự phát triển thực chất, phần nào đó chỉ mang tính chất “ảo”.

Và như ví von tưởng vui mà rất thật của các chuyện gia, chuyện Việt Nam có thể văng ra khỏi tốp 3 toàn đoàn, có thể lại là một kết quả tích cực. Bởi khi đó, ngành thể thao sẽ buộc, hay nói cách khác có điều kiện để chấm dứt sự phụ thuộc đến mức lệ thuộc vào cái đích nhắm đầy ám ảnh ấy, để đột phá cho mục tiêu Asian Games và Olympic.

Chuyên gia Nguyễn Hồng Minh nhận xét, đến thời điểm này, ngành thể thao mới chấp nhận sự thật ấy đã là rất muộn. Nguyên Trưởng đoàn TTVN ở nhiều đấu trường quốc tế chia sẻ “Cách đây 10 năm, tôi từng phát biểu trên các diễn đàn rằng thể thao Việt Nam không cần phải vào tốp 3 SEA Games, và bị phản ứng dữ dội từ ngành thể thao.

Rất mừng vì sau đó, mọi chuyện bắt đầu thay đổi và đến giờ đã có bước đột phá trong cách tiếp cận, chuẩn bị SEA Games. Theo tôi ngành thể thao cần phải có sự điều chỉnh, phân cấp rõ ràng, quyết liệt để làm sao SEA Games thực sự trở thành một bước “đệm”, thay vì làm rào cản cho Asian Games và Olympic như lâu nay”.  

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Tường Nhi ([Tên nguồn])
SEA Games 32 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN