Trận đấu nổi bật

carlos-vs-grigor
Miami Open presented by Itau
Carlos Alcaraz
0
Grigor Dimitrov
2
daniil-vs-jannik
Miami Open presented by Itau
Daniil Medvedev
-
Jannik Sinner
-

Chú trọng môn Olympic ở SEA Games

"Philippines đề xuất chỉ tổ chức các môn thể thao Olympic tại SEA Games 2019, chắc chắn Việt Nam sẽ học hỏi để áp dụng cho SEA Games 2021" - Trưởng đoàn Thể thao Việt Nam Trần Đức Phấn thông báo

Philippines sẽ là quốc gia đăng cai SEA Games lần thứ 30 vào năm 2019, sau đó đến lượt Việt Nam dự kiến tổ chức ở Hà Nội hoặc TP HCM.

Trao đổi với phóng viên tại Kuala Lumpur - Malaysia sáng 30-8, Trưởng đoàn Thể thao Việt Nam Trần Đức Phấn cho biết 2 kỳ SEA Games tới sẽ chỉ chú trọng thi các môn thể thao của Olympic. Theo ông Phấn, dù trước mắt, đó chỉ là quan điểm cá nhân nhưng chắc chắn khi tư vấn cho những người có trách nhiệm, ông sẽ đề xuất vấn đề này.

Chú trọng môn Olympic ở SEA Games - 1

Ánh Viên giành 8 HCV, 2 HCB bơi lội và phá 3 kỷ lục SEA Games, góp phần giúp đoàn Việt Nam nâng chất các môn Olympic và hoàn thành chỉ tiêu

Ảnh: Quang Liêm

Ông Phấn nhớ lại: "Trước khi chính thức xác nhận đăng cai SEA Games 2019, Philippines đã nhiều lần đề xuất với các nước Đông Nam Á rằng họ chỉ tổ chức các môn thể thao Olympic. Philippines cho biết nhiều năm dự SEA Games trước đây, họ đều phải hỏi ban tổ chức rằng môn này, môn kia là gì vì quá xa lạ, không phổ biến. Họ phàn nàn việc đưa quá nhiều môn lạ lẫm như vậy vào thi đấu làm tốn kém ngân sách. Vì vậy, trong cuộc họp mới nhất, Philippines khẳng định sẽ chỉ tổ chức các môn tranh tài tại Olympic, vì mục tiêu phát triển thể thao Đông Nam Á".

Chú trọng môn Olympic ở SEA Games - 2

Với 3 HCV, Lê Tú Chinh góp phần đưa điền kinh Việt Nam đứng đầu SEA Games Ảnh: Quang Liêm

Trưởng đoàn Thể thao Việt Nam ở đại hội 2017 khẳng định Tổng cục TDTT, Ủy ban Olympic Việt Nam đều ủng hộ quan điểm của Philippines và sẽ tham mưu cho lãnh đạo khi xây dựng đề án tổ chức SEA Games 31 tại Việt Nam. "Chúng ta cần tiếp thu và tổ chức một kỳ SEA Games thật hay, công bằng và sòng phẳng. Năm 2015 tại Singapore, chủ nhà bỏ gần hết những môn thể thao có lợi cho một vài quốc gia tranh thủ gom "vàng". Họ chú trọng phát triển các môn Olympic và được nhiều nước trong khu vực ủng hộ. Chúng ta cũng phải học hỏi như vậy" - ông Phấn bày tỏ.

SEA Games 29-2017 đã chứng kiến bước phát triển vượt bậc của thể thao Việt Nam ở các môn Olympic như điền kinh, bơi lội, cử tạ, thể dục dụng cụ - đóng góp hơn một nửa trong tổng số 58 HCV. Điều này cho thấy cách đầu tư đúng hướng của thể thao Việt Nam. Theo ông Phấn, sau SEA Games, Tổng cục TDTT và Ủy ban Olympic sẽ rà soát, chọn ra khoảng 100 VĐV để đầu tư trọng điểm cho Á vận hội (ASIAD) và Olympic.

"Trình độ VĐV chúng ta tiếp cận khả năng cạnh tranh huy chương ở ASIAD không nhiều nên sân chơi vừa tầm nhất của thể thao Việt Nam vẫn là SEA Games. Thế nhưng, chúng ta đang có một số môn, một số tài năng có thể hướng ra đấu trường lớn như ASIAD, Olympic. Chúng tôi sẽ lọc bớt một số VĐV lớn tuổi, bổ sung những tài năng mới" - ông Phấn cho biết.

Trưởng đoàn Thể thao Việt Nam nhấn mạnh sẽ đầu tư chuyên gia thể lực, bác sĩ tâm lý cho một số môn chủ lực như bơi lội, điền kinh, bắn súng. "Kinh phí cho thể thao của Việt Nam có hạn nên chưa thể đầu tư đầy đủ, khoa học như Singapore, Thái Lan nhưng chúng tôi sẽ cố gắng làm ở một số môn trọng điểm" - ông Phấn khẳng định.

Với 58 HCV, đoàn Việt Nam xếp thứ ba toàn đoàn tại SEA Games 2017. Riêng các môn Olympic đã giúp đoàn Việt Nam giành 50 HCV. Đáng chú ý, 2 môn chủ lực là điền kinh và bơi lội đã thực sự gây ấn tượng mạnh. Nếu điền kinh lần đầu tiên giành 17 HCV - vượt qua sự thống trị của Thái Lan thì ở môn bơi, các kình ngư trẻ Ánh Viên, Kim Sơn và Huy Hoàng tiếp tục kéo Việt Nam gần hơn với Singapore - đoàn vẫn khẳng định sức mạnh ở đường đua xanh với 17 ngôi vô địch.

Rất nhiều môn bị sắp đặt?

Dù đã lớn tuổi nhưng Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Olympic Việt Nam Hoàng Vĩnh Giang vẫn luôn có mặt theo dõi SEA Games 29 từ những ngày đầu tiên. Theo đánh giá của ông, ngoài điền kinh thì dường như rất nhiều nội dung, môn thi đấu khác đều có sự sắp đặt của chủ nhà về công tác trọng tài.

"Chẳng hạn môn pencak silat, trọng tài khẳng định 100% là không công minh và có sự sắp xếp. Ngoài việc các võ sĩ của Việt Nam không mạnh thì chuyện ưu ái võ sĩ chủ nhà Malaysia là điều ai cũng thấy" - ông Giang khẳng định.

Mời giao lưu trực tuyến với Ánh Viên

Vào lúc 9 giờ hôm qua, 31-8, mừng thành công của đoàn thể thao Việt Nam tại SEA Games 29-2017, đặc biệt là ở môn bơi lội, Báo Người Lao Động tổ chức buổi giao lưu trực tuyến với siêu kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên.

Chương trình tạo cơ hội cho người hâm mộ có dịp trò chuyện, nêu những thắc mắc với VĐV xuất sắc nhất SEA Games 2017 (8 HCV, 2 HCB, 3 kỷ lục đại hội) cùng HLV Đặng Anh Tuấn, người thầy trực tiếp của Ánh Viên.

”Vua” SEA Games từ môn thi Olympic: Việt Nam số 1 Đông Nam Á

Đây là lần thứ 8 trong lịch sử SEA Games, thể thao Việt Nam xếp thứ 3 chung cuộc.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Anh Dũng ([Tên nguồn])
SEA Games 32 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN