Trận đấu nổi bật

madison-vs-irina-camelia
Mutua Madrid Open
Madison Keys
-
Irina-Camelia Begu
-
victoria-vs-tatjana
Mutua Madrid Open
Victoria Azarenka
-
Tatjana Maria
-
yoshihito-vs-felix
Mutua Madrid Open
Yoshihito Nishioka
-
Felix Auger-Aliassime
-
jelena-vs-jessica
Mutua Madrid Open
Jelena Ostapenko
-
Jessica Bouzas Maneiro
-
naomi-vs-liudmila
Mutua Madrid Open
Naomi Osaka
-
Liudmila Samsonova
-
richard-vs-lorenzo
Mutua Madrid Open
Richard Gasquet
-
Lorenzo Sonego
-
coco-vs-arantxa
Mutua Madrid Open
Coco Gauff
-
Arantxa Rus
-
darwin-vs-rafael
Mutua Madrid Open
Darwin Blanch
-
Rafael Nadal
-
iga-vs-xiyu
Mutua Madrid Open
Iga Swiatek
-
Xiyu Wang
-

Chú cháu Nadal "dứt tình" 27 năm: Buồn nhưng cần thiết

Ông Toni Nadal – người chú ruột và cũng là HLV đồng hành cùng Rafael Nadal suốt hơn 27 năm qua đã tuyên bố sẽ chỉ dẫn dắt cậu cháu cưng của mình đến hết mùa giải năm nay. Đã đến lúc “Bò tót người Tây Ban Nha” tìm kiếm một người thầy mới đủ sức đưa anh trở lại với vinh quang xưa, ít nhất là có thêm Grand Slam mới.

Video siêu đại chiến Nadal - Federer ở chung kết Úc mở rộng 2017:

Thầy trò, chú cháu nhà Nadal sẽ “đường ai nấy đi” sau gần 28 năm gắn bó

Mới đây, trong cuộc trả lời phỏng vấn của tờ Il Tennis Italiano khi tham dự một diễn đàn của Hiệp hội các HLV quần vợt chuyên nghiệp thế giới (GPTCA) tại một sự kiện ATP Challenger ở Budapest (Hungary), ông Toni Nadal – chú ruột Rafael Nadal và cũng là HLV của tay vợt nổi tiếng này đã đưa ra thông tin khá sốc.

Chú cháu Nadal "dứt tình" 27 năm: Buồn nhưng cần thiết - 1

Chú Toni vừa là thầy vừa như một người cha thứ hai của Nadal

Theo đó, ông Toni sẽ rút lui khỏi vị trí người thầy của cậu cháu ruột của mình - công việc mà ông đã đảm nhận suốt từ năm 1990 đến nay để tập trung quản lý các tài năng quần vợt trẻ ở học viện Rafa Nadal ở quê nhà Manacor (đảo Mallorca, Tây Ban Nha) khi mùa giải 2017 khép lại:

“Đây sẽ là mùa giải cuối cùng của tôi với Rafa. Từ năm sau, tôi sẽ không còn đồng hành cùng Rafa nữa mà sẽ dành thời gian riêng để tập trung vào học viện quần vợt của chúng tôi ở Manacor. Tôi muốn chú trọng huấn luyện các tài năng trẻ - đó luôn là mốc thời gian nhạy cảm nhất với họ.”

Ông Toni Nadal cũng đã phủ nhận việc mình sẽ kết thúc quan hệ thầy trò với cậu cháu Rafa Nadal vì mâu thuẫn: “Mối quan hệ với cháu trai của tôi vẫn rất tốt, chúng tôi chưa bao giờ trải qua thời kỳ khủng hoảng. Cho đến khi nó (Rafa Nadal)  được 17 tuổi, tôi đã quyết định tất cả mọi thứ, sau đó đến lượt Carlos Costa (một người quản lý và cũng là người mà cựu tay vợt số 1 thế giới người TBN coi như cha giống ông chú Toni).”

Người đàn ông 55 tuổi tiếp tục giãi bày tâm sự: “Sự thật là mỗi năm qua đi, tôi đều cảm thấy mình đưa ra ít quyết định ít hơn và sẽ có một thời điểm nào đó, tôi sẽ chẳng quyết định bất kỳ điều gì (liên quan đến công tác huấn luyện Rafa). Tôi đã đồng hành cùng Rafael trong nhiều năm qua, Nhưng bây giờ tôi muốn trở về với công việc đào tạo những tài năng trẻ tuổi và học việc của chúng tôi (Nadal làm chủ và đứng tên, ông Toni quản lý), học viện của chúng tôi là nơi thích hợp để làm điều đó.”

Ông Toni Nadal chính là người đã có công lớn phát hiện ra tài năng quần vợt thiên bẩm của Rafael Nadal ngay từ khi anh mới chỉ 3 tuổi và bắt đầu huấn luyện cháu của mình suốt từ năm 1990 đến nay. Rafa vốn thuận tay phải nhưng chính ông Toni đã quyết định bắt cháu của mình luyện tập đánh tay trái để tận dụng những cú đánh bóng cực xoáy sở trường của tay vợt này.

Chú cháu Nadal "dứt tình" 27 năm: Buồn nhưng cần thiết - 2

Chú Toni là người thầy gắn bó suốt từ khi khởi nghiệp của Rafa Nadal

Suốt 27 năm qua, cặp thầy trò đặc biệt này đã cùng nhau gặt hái được nhiều vinh quang, trong đó đáng kể nhất là 14 Grand Slam mà “Bò tót” giành được trong sự nghiệp, giúp anh cân bằng số danh hiệu cao quý này với huyền thoại người Mỹ Pete Sampras và hiện chỉ kém Roger Federer (18) – người đã thắng anh kịch tính trong trận chung kết 5 set nghẹt thở ở Australian Open vừa qua.

“Tầm sư học đạo”: Rafa nên học theo Djokovic, Murray và Federer

Nadal thực ra đã xa dần tầm ảnh hưởng lớn của ông chú Toni từ đầu năm nay khi anh bổ nhiệm đàn anh đồng hương Carlos Moya cùng trợ lý Francisco Roig vào thành phần ban huấn luyện của mình từ đầu năm 2017.

Chú cháu Nadal "dứt tình" 27 năm: Buồn nhưng cần thiết - 3

Nadal bắt đầu hợp tác cùng đàn anh Carlos Moya từ mùa giải này

Hiệu quả đã đến khá tích cực như Rafa đã bảo vệ thành công chức vô địch giải đấu biểu diễn Mubadala World Tennis Championship ở Abu Dhabi (UAE) và đặc biệt là vào đến chung kết Australian Open – chung kết Grand Slam đầu tiên cho anh sau gần 3 năm kể từ khi vô địch Roland Garros 2014.

Chia tay ông chú Toni trên băng ghế huấn luyện sau 27 năm gắn bó sẽ là tin buồn với “Vua đất nện” Nadal nhưng đó là điều cần thiết để tìm kiếm cảm hứng thi đấu và thành công mới với một người thầy mới.

Kỉ lục gia 9 lần vô địch Roland Garros nên nhìn về phía Federer, Djokovic và Murray - 3 đối thủ lớn của mình trong nhóm “Bộ tứ siêu đẳng” để học tập chuyện tìm thầy để giành vinh quang Grand Slam mới khi hợp tác với các đàn anh, thậm chí là các huyền thoại quần vợt.

Chú cháu Nadal "dứt tình" 27 năm: Buồn nhưng cần thiết - 4

Nadal cần một sự đổi mới từ băng ghế huấn luyện để giành Grand Slam mới như Federer

Nadal nên nhìn gương 3 đại kình địch nhóm "Big 4" về chuyện tìm thầy giỏi săn Grand Slam mới:

- Novak Djokovic hợp tác với Boris Becker bắt đầu từ năm 2014 khi đã giành được 6 danh hiệu Grand Slam cùng người thầy lâu năm Marian Vajda. Sau đó, Becker- cựu tay vợt huyền thoại người Đức đã giúp Nole cải thiện những cú giao bóng trở thành vũ khí nguy hiểm và cặp đôi này đã giành được thêm 6 danh hiệu Grand Slam khác.

- Roger Federer cũng kết đôi với Stefan Edberg, thần tượng thuở nhỏ của anh. Edberg đã giúp “Tàu tốc hành” kéo dài “tuổi thọ” của những pha lên lưới nguy hiểm khi mà FedEx đã ở vào tuổi mà hầu hết những đối thủ khác của anh đã giải nghệ. Thời tôn Edberg là thầy, Federer lọt vào 3 trận chung kết Grand Slam, thách thức cả Djokovic lúc ấy đang đạt phong độ đỉnh cao.

Vừa qua, khi bổ nhiệm cựu tay vợt số 3 thế giới người Croatia - Ivan Ljubicic là HLV của mình, Federer thậm chí còn vô địch ở Úc mở rộng 2017 - Grand Slam thứ 18 mà anh đã bấy lâu tìm kiếm.

- Andy Murray thì trong 2 thời kỳ tôn huyền thoại Ivan Lendl lên làm HLV (2011-2014 và 2016 đến nay) đã có 3 Grand Slam (US Open 2012, Wimbledon 2013 và 2016), 2 HCV Olympic và 1 chức vô địch ATP World Tour Finals.

Nếu Nadal thi đấu ổn định như ở Melbourne Park tuân thủ đúng chiến thuật mà HLV vừa qua cộng thêm chút nay mắn, việc anh đăng quang tại Roland Garros năm nay là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Biết đâu đấy, Carlos Moya hoặc một HLV nào khác sẽ giúp được "Bò tót" có Grand Slam thứ 15 trong sự nghiệp, điều mà Toni Nadal chưa thể làm được từ sau Grand Slam thứ 14 của Rafa ở Roland Garros 2014.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Đức (Tổng hợp) ([Tên nguồn])
Rafael Nadal Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN