Vì sao Indonesia "thích" cho nổ tung tàu đánh cá trộm?

Sự kiện: Tin tức Indonesia

Indonesia sở hữu một trong những vùng biển giàu tài nguyên nhất thế giới nên việc phá hủy tàu cá công khai và phát trên TV là một hành động mang tính răn đe của quốc gia Đông Nam Á này.

Vì sao Indonesia "thích" cho nổ tung tàu đánh cá trộm? - 1

Một tàu đánh cá bị cho nổ tan tành ngoài khơi Indonesia.

Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã gọi hành động phá hủy tàu cá là “liệu pháp gây sốc”. Trước khi áp dụng chính sách này, mỗi ngày vùng biển Indonesia tiếp nhận 5.000 tàu “không mời mà đến”. Chỉ có 1/10 số này là có giấy phép hoạt động.

Sau khi Indonesia phá hủy 200 tàu cá săn trộm cá ngừ, thông điệp đã được những kẻ bắt cá tiếp nhận. Số lượng thuyền bè săn bắt trộm đã giảm 90%.

Cảnh tàu cá bị gắn thuốc nổ rồi vỡ vụn trong nháy mắt thực sự khiến người dân Indonesia rất thích thú. Những người mất nghiệp vì những kẻ săn trộm cá nhìn hình ảnh này với vẻ hả hê. Ông Arifsyah Nasution từ quỹ Hòa bình xanh nói rằng biện pháp của chính phủ Jarkata giúp bảo vệ môi trường.

Vì sao Indonesia "thích" cho nổ tung tàu đánh cá trộm? - 2

Ngư dân phân loại cá tại Jakarta, Indonesia.

10 năm trước, ngành ngư nghiệp Indonesia thu hút hơn 6 triệu lao động. Tuy nhiên vì hoạt động săn bắt trộm diễn ra, chỉ khoảng 1 triệu ngư dân đủ sống vì hoạt động đánh bắt cá. Kẻ săn trộm bị chỉ trích vì tận diệt ở những vùng biển xa khiến lượng cá suy giảm nhanh chóng. Trong số những nước tham gia đánh bắt có cả quốc gia xa xôi như Nigeria.

Ngày 26.4 vừa qua, Hải quân Indonesia vừa thu giữ một loạt tàu cá vi phạm pháp luật, trong đó đáng chú ý có tàu cá Trung Quốc đang bị Interpol truy nã. Sắp tới, số tàu cá này sẽ tiếp tục “lên hình” và bị nổ tung trong chớp mắt.

Ngành đánh bắt cá ở Indonesia phát triển là do phương Tây rất chuộng cá của quốc gia này. Với lợi thế bờ biển dài, Indonesia đã đánh bắt quá nhiều khiến môi trường sinh thái bị gây hại nghiêm trọng. Nước nhập khẩu nhiều nhất hải sản từ Indonesia là Mỹ, tiếp sau đó là Nhật, EU. Những nước giàu có ăn cá còn nhanh hơn tốc độ chúng sinh sản. Chính điều này buộc các ngư dân nghèo khó hăng hái ra biển hơn và tận diệt đại dương nhanh hơn.

Hiện nay, số lượng cá trên trái đất đang bị suy giảm nhanh chóng. Theo Quỹ Động vật hoãng dã thế giới, lượng cá toàn cầu đã giảm ½ trong hơn 40 năm qua.

Không ai cảm nhận thấy cuộc khủng hoảng cá rõ rệt như ngư dân Indonesia. Mỗi năm qua đi, số cá trên lưới của họ lại sụt giảm. Họ sợ rằng tương lai không xa, những lưới cá bắt lên chẳng có gì trong đó.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Quang Minh - BI ([Tên nguồn])
Tin tức Indonesia Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN