Chỉ số sức mạnh quân sự Mỹ 2016: Thực chiến yếu

Quỹ Heritage uy tín vừa công bố Chỉ số sức mạnh quân sự Mỹ 2016, trong đó đánh giá nhiều hạng mục ở mức yếu.

Quân đội Mỹ xuất hiện không “hào nhoáng” trong bản chỉ số mới công bố ngày 28.10. Nhóm tác giả đánh giá khả năng tổng thể của quân đội là “yếu” trong khi nhiều hạng mục cụ thể là “trung bình”. Sự cải thiện cần thời gian và tiền bạc – tuy nhiên việc có được nguồn tiền vẫn là một bài toán nan giải.

Chỉ số sức mạnh quân sự Mỹ 2016: Thực chiến yếu - 1

 Lockheed Martin F-22 Raptor (Chim ăn thịt) là một máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 sử dụng kỹ thuật tàng hình thế hệ 4 của Mỹ

 “Sẽ mất nhiều năm trời để tái thiết nền quân sự Mỹ”, học giả Dakota Wood khẳng định. “Việc hiện đại hóa sẽ khó khăn hơn nhiều”.

Bản báo cáo chỉ số sức mạnh quân sự tổng thể cho thấy Mỹ xếp loại “yếu” ở hai hạng mục là tính sẵn sàng chiến đấu và khả năng thực chiến. Các tác giả cho rằng năng lực (tiềm tàng) thực chiến là “trung bình”. Ông Wood nói rằng lí do khiến quân đội Mỹ có sự trình diễn kém thuyết phục là do ngân sách bị cắt giảm nhiều và nền quân sự không được tái thiết sau hơn một thập kỉ chỉ có tham chiến.

Chỉ số sức mạnh quân sự Mỹ 2016: Thực chiến yếu - 2

USS George Washington lớp Nimitz (CVN 73) là một hàng không mẫu hạm của Mỹ chạy bằng năng lượng hạt nhân.

Không quân Mỹ thì khả dĩ hơn một chút. Tác giả đánh giá khả năng thực chiến là “rất mạnh”, nhưng tính sẵn sàng chiến đấu thì “trung bình”.

Hải quân và Thủy quân Mỹ không bằng Không quân trong báo cáo này. Cả hai tiêu chí khả năng thực chiến và tính sẵn sàng chiến đấu đều xếp hạng trung bình. Hải quân bị xếp hạng yếu ở khía cạnh năng lực chiến đấu trong khi Thủy quân là yếu ở khả năng chiến đấu. “Cả Hải quân và Thủy quân đều đứng trước thách thức phải hiện đại hóa, nhất là khi việc duy trì thiết bị, vũ khí và tìm nguồn tiền để tiếp tục khả năng sẵn sàng tác chiến trong mọi tình huống”, ông Wood chia sẻ.

Thực tế thì đánh giá của Quỹ Heritage cho thấy tiềm lực quân sự Mỹ đang tuột dốc và khiến cho khả năng chiến đấu cũng như sự tin tưởng trên trường quốc tế suy giảm. Câu hỏi đặt ra là Lầu Năm Góc có nên tiếp tục duy trì các sứ mệnh quân sự trong những khu vực xung đột trên thế giới hay không?

Ông Wood nói rằng tình cảnh hiện tại sẽ tồi tệ hơn trong tương lai gần. Quân đội phải căng mình chiến đấu ở hai chiến trường. Điều này đồng nghĩa với việc chia đều 50 lữ đoàn, 346 tàu hải quân, 30 tiểu đoàn thủy quân, 1.200 máy bay chiến lược và 624 máy bay cường kích.

Quỹ Heritage thành lập ngày 1.2.1973 là một nhóm tư vấn chiến lược bảo thủ có trụ sở đặt ở thủ đô Washington và có ảnh hưởng sâu rộng lên các quyết định chính sách ở Mỹ. Đây được coi là tổ chức nghiên cứu có các đánh giá ở phạm vi ảnh hưởng lớn nhất ở Mỹ. Năm ngoái, Quỹ Heritage đánh giá chỉ số sức mạnh quân sự của Mỹ ở mức “trung bình”.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Quang Minh – Theo NI ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN