Ảnh: Độ hoành tráng của tàu sân bay Mỹ

Sự kiện: Vũ khí quân sự

Để có được khả năng ưu việt chinh phục mọi địa điểm trên thế giới, tàu sân bay của Mỹ được thiết kế với kích thước khổng lồ và trọng lượng hàng chục ngàn tấn trở lên.

Sự kiện Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter thăm tàu sân bay John C. Stennis trên Biển Đông ngày 15.4 vừa qua khiến nhiều người quan tâm đến loại phương tiện quân sự đắt giá này.

Tàu sân bay là xương sống của lực lượng Hải quân Mỹ với khả năng thực hiện lệnh tấn công đường không ở bất kì nơi đâu trên thế giới mà không cần căn cứ quân sự. Tàu sân bay là những cỗ máy khổng lồ thực sự. Những tàu sân bay lớn nhất Hải quân Mỹ như tàu USS George H.W.Bush lớp Nimitz có chiều dài lên tới 332m.

Ảnh: Độ hoành tráng của tàu sân bay Mỹ - 1

Tàu USS Nimitz diễn tập trên không. Tàu hạ thủy vào năm 1972 sau khi được tập đoàn Newport News đóng mới với chi phí 1 tỉ USD (thời giá 1975).

Ảnh: Độ hoành tráng của tàu sân bay Mỹ - 2

Tàu sân bay USS Carl Vinson lớp Nimitz đi qua eo biển Hormuz. Đây là con tàu thứ ba thuộc lớp Nimitz, hạ thủy năm 1980. Thủy thủ đoàn lên tới 6.000 người.

Ảnh: Độ hoành tráng của tàu sân bay Mỹ - 3

Thủy thủ lau rửa sàn tàu USS George Washington. Tàu cũng được tập đoàn Newport News đóng và hạ thủy vào năm 1992, cùng lớp Nimitz. Tàu có tốc độ 56km/giờ, tầm hoạt động không giới hạn, chạy liên tục 20 năm không cần nạp nhiên liệu.

Ảnh: Độ hoành tráng của tàu sân bay Mỹ - 4

Thủy thủ trên tàu USS Ronald Reagan khi chuẩn bị rời căn cứ hải quân Coronado.

Ảnh: Độ hoành tráng của tàu sân bay Mỹ - 5

Tàu USS George H.W.Bush lên đường. Đây là tàu sân bay cuối cùng thuộc lớp Nimitz, đặt tên theo Tổng thống George H.W.Bush vì trước đây ông từng là một phi công Hải quân. Chi phí đóng tàu 6,2 tỉ USD.

Ảnh: Độ hoành tráng của tàu sân bay Mỹ - 6

Tàu USS Gerald R.Ford lần đầu hạ thủy năm 2013, thủy thủ đoàn 4.600 người và có 2 lò phản ứng hạt nhân A1B cung cấp nhiên liệu cho tàu.

Ảnh: Độ hoành tráng của tàu sân bay Mỹ - 7

 Tàu USS John C.Stennis diễn tập bay. Tàu USS John Stennis có khả năng tự sửa chữa, bao gồm một trung tâm bảo trì máy bay, một khu sửa chữa thiết bị điện tử vi mô thu nhỏ, một khu sửa chữa tàu biển.

Ảnh: Độ hoành tráng của tàu sân bay Mỹ - 8

Tàu USS Nimitz chuẩn bị tiến vào Trân Châu Cảng. Tàu có lượng giãn nước trên 100.000 tấn, dài 332m, rộng 76m.

Ảnh: Độ hoành tráng của tàu sân bay Mỹ - 9

Tàu USS Carl Vinson trên đường vào biển Ả Rập.

Ảnh: Độ hoành tráng của tàu sân bay Mỹ - 10

 Tàu USS George Washington dẫn đầu hạm đội tấn công George Washington. Tàu chở được khoảng 90 máy bay các loại.

Ảnh: Độ hoành tráng của tàu sân bay Mỹ - 11

 Tàu USS Ronald Reagan chở ô tô của thủy thủ. Đây là tàu sân bay thứ 9 trong lớp tàu sân bay hạt nhân lớp Nimitz, mang tên Tổng thống Ronald Reagan để tưởng nhớ công lao của ông với nước Mỹ.

Ảnh: Độ hoành tráng của tàu sân bay Mỹ - 12

Tàu USS Harry Truman chạy hết tốc lực trong một cuộc thử nghiệm. Tàu là thành viên thứ 8 thuộc lớp Nimitz và chi phí hoàn thiện 4,5 tỉ USD. Tàu hạ thủy vào năm 1996.

Ảnh: Độ hoành tráng của tàu sân bay Mỹ - 13

Tàu USS Carl Vinson đi ngang eo biển Hormuz.

Ảnh: Độ hoành tráng của tàu sân bay Mỹ - 14

Tàu USS Enterprise tại Đại Tây Dương. Đây là tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân đầu tiên trên thế giới và có chiều dài 342m, dài nhất thế giới hiện nay. Tàu hạ thủy vào năm 1960.

Ảnh: Độ hoành tráng của tàu sân bay Mỹ - 15

 Tàu USS Abraham Lincoln và tàu USS John C.Stennis chuyển giao nhiệm vụ ở biển Ả Rập. Tàu USS Abraham Lincoln thuộc hạm đội Thái Bình Dương, thành viên thứ 5 của lớp tàu Nimitz và là tàu thứ hai mang tên cố Tổng thống Mỹ Lincoln. Tàu USS John C.Stennis mang theo 11.000m3 nhiên liệu cho máy bay trên khoang.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Quang Minh - BI ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN