Trận đấu nổi bật

carlos-vs-grigor
Miami Open presented by Itau
Carlos Alcaraz
0
Grigor Dimitrov
2
daniil-vs-jannik
Miami Open presented by Itau
Daniil Medvedev
-
Jannik Sinner
-
elena-vs-victoria
Miami Open presented by Itau
Elena Rybakina
2
Victoria Azarenka
1

Thật khó để tha thứ cho Sharapova

Sự kiện: Maria Sharapova

Doping sẽ hủy hoại danh tiếng của Sharapova dù cô có là một biểu tượng vĩ đại của tennis và nữ quyền.

Video vụ scandal doping của Sharapova (nguồn VTV):

Lúc này thì bạn, một người hâm mộ tennis và có thiện cảm với Sharapova, mà có quyền thì sẽ chọn điều nào: Cái được gọi là "thông báo quan trọng" (major announcement) là một tuyên bố giã từ sự nghiệp vì chấn thương đeo bám như truyền thông thế giới phỏng đoán, hay Sharapova sử dụng doping - dương tính với chất bị cấm như đã xảy ra trong thực tế?

Thật khó để tha thứ cho Sharapova - 1

Sharapova dính doping gây sốc

Trước khi chúng ta nói về sự lựa chọn của mình, thì sự lựa chọn của Sharapova là: Cô ấy không muốn kết thúc sự nghiệp theo cách này. Dùng chất bị cấm sẽ bị cấm thi đấu từ 1-4 năm. Năm nay 28 tuổi, và có 11 năm đỉnh cao, nếu bị cấm chừng 2 năm, chắc chắn Sharapova sẽ phải treo vợt.

Thật khó có thể tưởng tượng ra một tay vợt đã vươn lên tới đỉnh cao, đã và đang là người có thu nhập cao nhất của làng thể thao nữ chứ không chỉ tennis (Forbes cho biết cô kiếm 29 triệu USD năm 2015 trong đó có 23 triệu từ quảng cáo) có thể miệt mài tập chay trong vòng 2 năm và giữ được phong độ để bắt đầu lại từ đầu.

Sẽ không được xếp hạng. Sẽ không được dùng quyền bảo vệ thứ hạng. Sẽ không có bất cứ quyền gì cả. Thậm chí, hàng loạt nhà tài trợ có thể sẽ đơn phương rời bỏ cô. Nike với hợp đồng 10 năm trị giá 70 triệu USD, Tag Hauer, Porsche... có thể chia tay cô. Thậm chí, những đứa trẻ cũng chưa chắc sẽ ăn những viên kẹo rất xinh và vừa ngon vừa ngọt Sugarpova – một thương hiệu khởi nghiệp của cô. Ai sẽ đi ăn kẹo của một nhà vô địch dùng doping?

Còn bây giờ, thực sự mà nói, với cá nhân người viết, thà Sharapova bỏ cuộc chơi vì chấn thương còn hơn là vì dùng chất bị cấm và bị treo vợt. Vì cô là một biểu tượng toàn cầu chứ không chỉ là một tay vợt xinh đẹp người Nga nên được thiện cảm của đa số fan tennis Việt Nam.

Doping, dù ở bất cứ trường hợp nào cũng đều là hiện thân của gian lận. Sự vô tình hay hữu ý chỉ là để có được sự cảm thông (trước tiên) và một cái án vừa phải.

Thật không thể tin nổi là Sharapova lại cẩu thả với một vấn đề nghiêm trọng đến thế: Cô nói rằng, cô nhận được danh mục chất bị cấm (cập nhật) từ WADA ngày 22/9/2015, nhưng lại ngại không click vào cái link gửi kèm trong email.

Cơ quan thể thao của Nga cũng nhận được một cái thông báo như thế ngày 15/9/2015. Hai tuần sau, họ đưa ra một thông báo tới toàn thể các VĐV thể thao chuyên nghiệp của nước này. Tất cả đều có một nội dung, Meldonium sẽ bị cấm sử dụng từ ngày 1/1/2016. 

Sharapova đã sử dụng meldonium trong 10 năm, như cô nói, để khắc phục các vấn đề về sức khỏe.

Sharapova sẽ bị cấm thi đấu bao lâu?

Nhưng, chúng ta phải hình dung thế này: Sharapova không dùng thuốc một cách tùy tiện. Cô, như bao VĐV chuyên nghiệp khác, đều có một đội ngũ y tế chuyên nghiệp để xử lý các vấn đề về dinh dưỡng thuốc men. Ngay cả các bác sĩ gia đình cũng phải phối hợp với đội ngũ y tế ấy để khách hàng của họ (ở đây là Sharapova) có một danh sách cái gì được ăn, cái gì được uống.  

Thật khó để tha thứ cho Sharapova - 2

Sharapova chủ quan không kiểm tra danh mục chất cấm 2016

Nếu Sharapova vô tình không kiểm tra danh mục được cập nhật, thì đội ngũ y tế của cô phải làm việc đó.  

Thế nên, lý giải của Sharapova tạo nên sự nghi ngờ, hoặc không thì cũng có thể được liệt vào danh sách những sai lầm vô tình ngớ ngẩn nhất trong lịch sử thể thao.

Và đó chính là một vấn đề ít khi được nói một cách rộng rãi trong thế giới thể thao: Các VĐV ai cũng sử dụng thuốc để hỗ trợ trong quá trình tập luyện và thi đấu, và VĐV trong sạch là người biết dừng lại khi thứ thuốc mà họ sử dụng bắt đầu có trong danh sách cấm.

Trong cuộc chiến với doping, WADA luôn là tổ chức chạy sau. Những người làm thể thao Việt Nam từng chia sẻ chuyện của thể thao Đông Đức trước kia rằng họ cho các nữ VĐV uống nhau thai trước các giải đấu rồi sau đó WADA phát hiện ra đã liệt cách thức tăng hồng cầu ấy vào danh sách cấm.

Hoặc cũng có những cách thức bí ẩn khác để vượt qua những cuộc kiểm tra gắt gao, là sau khi dùng thuốc bị cấm để nâng cao thể trạng thì VĐV sử dụng một loại thuốc khác để tẩy rửa những chất bị cấm ấy ra khỏi cơ thể trước khi bước vào cuộc đấu, trước khi phải cho những mẫu nước tiểu, hoặc mẫu máu xét nghiệm.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Phạm Tấn ([Tên nguồn])
Maria Sharapova Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN