Nhà đầu tư vẫn chuộng cổ phiếu bất động sản

Đà tăng của thị trường trở nên kém bền vững nhưng cổ phiếu bất động sản vẫn nhận được sự quan tâm từ nhà đầu tư.

Sàn thành phố Hồ Chí Minh

Chiều hôm qua, thị trường tăng điểm khá bền vững tạo niềm tin cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, tới sáng nay, sự giằng co lại xuất hiện. Mở đầu phiên giao dịch, một số cổ phiếu lớn đi xuống khiến giao dịch khá ảm đạm. VN-Index nhanh chóng đỏ sàn.

Sau 1 tiếng giao dịch, sự phục hồi của một số blue-chip như BVH, CII, CSM,… đã tạo động lực cho thị trường. VN-Index lấy lại được sắc xanh. Sắc xanh được duy trì tới hết phiên sáng dù trên sàn Hà Nội, HNX-Index đuối sức và dừng trong sắc đỏ.

Buổi chiều, không chỉ VN-Index và VN30-Index đi lên bền vững mà thanh khoản cũng được cải thiện mạnh. Chốt phiên giao dịch ngày 26/6, VN-Index tăng 4,13 điểm, tương ứng 0,72% và dừng ở mức 576,4 điểm. VN-Index là chỉ số có tốc độ tăng mạnh nhất trên cả 2 sàn.

Tổng khối lượng giao dịch trên sàn thành phố Hồ Chí Minh đạt 123.938.238 cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch 1.993,91 tỷ đồng, tăng mạnh cả về khối lượng và giá trị so với hôm qua. Thanh khoản đang có xu hướng tăng dần đều. Tổng khối lượng giao dịch thỏa thuận đạt 12.685.148 cổ phiếu, tương ứng 416,08 tỷ đồng. Toàn sàn ghi nhận có 108 mã tăng giá, 83 mã đứng giá và 99 mã giảm giá.

VN30-Index có tốc độ tăng khiêm tốn hơn VN-Index. Kết thúc phiên giao dịch ngày 26/6, VN30-Index tăng 1,81 điểm, tương ứng 0,29% và dừng ở mức 619,91 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 35.991.540 cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch 795 tỷ đồng. Dòng tiền đang có xu hướng chọn penny và mid-cap. Nhóm VN30-Index có 15 mã tăng giá, 7 mã đứng giá và 8 mã giảm giá.

Các blue-chip trên sàn thành phố Hồ Chí Minh giảm rất nhẹ. Là blue-chip mất mát nhiều nhất nhưng MSN cũng chỉ giảm 500 đồng/CP xuống 91.500 đồng/CP. Các mã đứng sau MSN là HSG giảm 400 đồng/CP xuống 44.600 đồng/CP, CII giảm 100 đồng/CP xuống 18.400 đồng/CP, CTG giảm 100 đồng/CP xuống 14.600 đồng/CP, MBB giảm 100 đồng/CP xuống 11.200 đồng/CP,…

Trong khi đó, ở chiều ngược lại, các blue-chip có tốc độ tăng mạnh hơn. BVH tăng 1.600 đồng/CP lên 41.800 đồng/CP. DRC tăng 1.600 đồng/CP lên 48.300 đồng/CP, PGD tăng 1.300 đồng/CP lên 37.000 đồng/CP, VNM tăng 1.000 đồng/CP lên 123.000 đồng/CP, KDC tăng 1.000 đồng/CP lên 62.000 đồng/CP, GMD tăng 600 đồng/CP lên 34.100 đồng/CP.

Giao dịch thỏa thuận trên sàn thành phố Hồ Chí Minh tăng mạnh và tiếp tục đứng ở mức cao. CTD, VRC và SSI là những mã được nhà đầu tư quan tâm nhiều nhất. Trong đó, CTD đứng đầu với 3.400.768 cổ phiếu, tương đương 210,85 tỷ đồng được trao tay.

Dòng tiền đang chảy nhiều vào cổ phiếu bất động sản, xây dựng nên khá nhiều mã ngành này tăng trần. C47 tăng 1.300 đồng/CP lên 20.800 đồng/CP, LGL tăng 200 đồng/CP lên 4.400 đồng/CP, THG tăng 600 đồng/CP lên 9.600 đồng/CP. Đáng kể nhất là FLC tăng 700 đồng/CP lên 11.400 đồng/CP. Cuối phiên, dư mua trần FLC đạt hơn 1 triệu đơn vị.

Sàn Hà Nội

Sàn Hà Nội không được may mắn như sàn thành phố Hồ Chí Minh. Sau những đợt giằng co mạnh, cuối cùng, cả 3 chỉ số HNX-Index, HNX30-Index và UpCom-Index đều dừng trong sắc đỏ. Tuy nhiên, đà giảm của 3 chỉ số này tương đối nhẹ.

Đóng cửa phiên giao dịch 26/6, HNX-Index giảm 0,4 điểm, tương ứng 0,51% và đóng cửa ở mức 77,35 điểm. Tổng khối lượng giao dịch trên sàn Hà Nội đạt 57.566.055 cổ phiếu, tương ứng 633,671 tỷ đồng, giảm nhẹ so với hôm qua. Khối lượng giao dịch thỏa thuận đạt 3.740.302 cổ phiếu, tương ứng 34,04 tỷ đồng, đứng ở mức rất thấp. Toàn sàn ghi nhận 95 mã tăng giá, 64 mã đứng giá và 87 mã giảm giá.

HNX30-Index có tốc độ đi xuống khiêm tốn hơn HNX-Index. Chốt phiên ngày 26/6, HNX30-Index giảm 0,31 điểm, tương ứng 0,2% và đóng cửa ở mức 155,82 điểm. Khối lượng giao dịch trong nhóm HNX30-Index đạt 43.871.200 cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch 514,03 tỷ đồng. Trong nhóm ghi nhận 12 mã tăng giá, 6 mã đứng giá và 11 mã giảm giá.

Có thể thấy, khác với sàn thành phố Hồ Chí Minh, dòng tiền đang có xu hướng chảy vào blue-chip. Dù vậy, dòng tiền vẫn không đủ sức nâng đỡ blue-chip. Có tới 11 cổ phiếu vốn hóa lớn đi xuống. LAS giảm 700 đồng/CP xuống 34.500 đồng/CP. ACB giảm 200 đồng/CP xuống 15.400 đồng/CP, BVS giảm 100 đồng/CP xuống 12.800 đồng/CP, KLS giảm 200 đồng/CP xuống 12.000 đồng/CP, PVX giảm 200 đồng/CP xuống 4.300 đồng/CP.

Ở chiều ngược lại, PGS tăng 700 đồng/CP lên 30.000 đồng/CP. DBC tăng 400 đồng/CP lên 21.700 đồng/CP. DCS tăng 300 đồng/CP lên 5.800 đồng/CP. PVG tăng 100 đồng/CP lên 11.100 đồng/CP. SD6 tăng 100 đồng/CP lên 12.800 đồng/CP. SHB tăng 100 đồng/CP lên 9.300 đồng/CP.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Ngân Hà ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN