Indonesia đang đứng trước nguy cơ khủng hoảng nợ

Trước nguy cơ đồng nội tệ Rupiah giảm kỷ lục, Indonesia, một quốc gia trong thị trường mới nổi, đang đứng trước nguy cơ khủng hoảng nợ.

Hãng tin CNBC ngày 8.9 đưa tin đồng nội tệ Rupiah của Indonesia đang trên đà suy giảm mạnh, giảm xuống 14.280/USD, mức thấp nhất kể từ tháng 7 năm 1998 - thời điểm cuộc khủng hoảng tài chính của châu Á đang diễn ra mạnh mẽ. 

Vào ngày 7.9, đồng Rupiah đóng cửa ở mức 14.245/USD, theo dữ liệu của Reuters. Theo đó, đồng nội tệ suy giảm mạnh đang đẩy Indonesia  đứng trước nguy cơ khủng hoảng nợ.

Indonesia đang đứng trước nguy cơ khủng hoảng nợ - 1

Ảnh: CNBC

Đồng tiền suy giảm mạnh trong khi tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai Đông Nam Á cũng giảm tốc. Điều này đang làm lu mờ giá trị tài sản của đất nước này trước khách hàng quốc tế.

Hoạt động kinh tế yếu ớt cùng với những lo ngại về cải cách trì trệ đã khiến cho các khoản đầu tư nước ngoài giảm mạnh. 

Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Indonesia hiện đang đứng ở mức 2,1%  tổng sản phẩm trong nước, thấp hơn so với các nước như Malaysia và Thái Lan, tỷ lệ này ở hai nước hiện ở mức hơn 3%, theo Cơ quan xếp hạng Moody.

"Ngoài việc hỗ trợ tốc độ tăng trưởng và cán cân thanh toán, đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng sẽ mang lại lợi ích như chuyển giao công nghệ và nâng cao năng suất, có thể mở rộng  tiềm năng tăng trưởng của Indonesia", các cơ quan xếp hạng cho biết.

Đồng Rupiah yếu đã khiến Ngân hàng Trung ương quốc gia nước này phải can thiệp. Dự trữ ngoại hối của Indonesia đã giảm xuống còn 105,35 tỷ vào cuối tháng 8 từ mức 107,55 tỷ USD trong tháng 7, theo số liệu của Ngân hàng Indonesia.

Hiện nay, các nhà đầu tư đang bán tháo đồng Rupiah do những lo ngại rằng, Indonesia sẽ lâm vào khủng hoảng nợ. Ngoài ra, đồng Rupiah suy giảm đang khiến số nợ của chính phủ, ngân hàng và các công ty của Indonesia tăng cao kỷ lục. 304 tỷ USD nợ nước ngoài, gần gấp 3 lần dự trữ ngoại hối là105,4 tỷ USD,  theo số liệu của Ngân hàng Trung ương Indonesia.

Trong năm nay, đồng Rupiah đã giảm 13,3%, mức độ suy giảm tồi tệ nhất sau khi Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ vào hồi tháng 8 đã làm dấy lên một cuộc chiến tiền tệ trong khu vực. Trái phiếu bằng đồng USD đã mất 3,9% vào 3 tháng trước, Tập đoàn tài chính  JPMorgan Chase & Co cho biết.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đ.Tuyết (Một thế giới)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN