Thịt rắn bổ âm hay bổ dương?

Trong nhiều bài thuốc Đông y, cổ phương đã dùng rắn điều trị một số bệnh với nhiều loại chế phẩm khác nhau.

Thịt rắn thường gọi là xà nhục

Thịt rắn ngon và lành hơn thịt gà, có vị ngọt, mặn, mùi tanh, tính ấm, có tác dụng khu phong, giảm đau, trừ thấp, được dùng dưới dạng món ăn - bài thuốc như sau

Bài 1: Rắn lột da, bỏ phủ tạng, lọc lấy thịt băm nhỏ, gói lá lốt nướng hoặc rán lên cho trẻ ăn liên tục một tuần để điều trị chứng chốc đầu ở trẻ em.

Bài 2: Rắn tiềm thuốc bắc: Rắn bỏ đầu, lột da, mổ bỏ nội tạng cho vào nồi cùng chín vị thuốc bắc đun to lửa cho sôi rồi hạ nhỏ lửa, sôi liu riu. Hương thuốc bắc tỏa nghi ngút, vị hơi ngọt, thịt rắn đủ mềm. Ăn thịt và uống nước. Tác dụng chống đau nhức xương khớp.

Thịt rắn bổ âm hay bổ dương? - 1

Rắn hầm thuốc bắc

Bài 3: Thịt rắn xào hoàng kỳ: Thịt rắn 200g, hoàng kỳ 50g, gừng tươi 3 lát. Cho vào nồi xào chín, ăn nóng. Tác dụng chữa đau lưng mạn tính.

Bài 4: Chả rắn chiên trứng gà:  Thịt rắn xay nhuyễn, ướp tiêu hột, bột ngọt, đường, muối, trộn đều. Trứng gà đánh đều, nhúng viên thịt rắn đã chiên vào trứng, nhúng tiếp vào chảo dầu đang sôi để tạo độ dính. Ăn khi còn nóng, chấm với muối tiêu chanh.

Rượu rắn: Theo y học cổ truyền, rượu rắn còn gọi xà tửu.

Rượu tam xà: Lấy 3 loại rắn hổ mang, cạp nong hay cạp nia và rắn ráo. Nếu ngũ xà thì thêm rắn lục, rắn nước.

Cách ngâm: Bỏ rắn sống vào lọ, đổ ngập cồn 90 độ ngâm 3 ngày rắn chết và tiết giảm bớt một số chất độc, sau đó lấy rắn ra chặt đầu, đuôi, lột da, bỏ phủ tạng, chỉ để lại mật, dùng rượu 45 độ đổ ngập ngâm sau 100 ngày là dùng được. Rượu rắn có màu vàng hơi xanh là loại tốt. Khi uống có thể pha với rượu ngâm với các vị thuốc đông dược. Ngoài ra, để tăng cường sinh lực, mạnh gân xương có thể phối hợp với dược liệu như: hải sâm, chim bìm bịp.

Rượu tam xà hải sâm: Ngâm 3 loại rắn (hổ mang, cạp nong, rắn ráo) với sâm biển. Cách ngâm như trên. Sau 3 tháng là dùng được.

Rượu ngũ xà bìm bịp: Dùng 5 loại rắn (hổ mang, cạp nong, cạp nia, rắn ráo, rắn nước) ngâm với chim bìm bịp. Ngâm thời gian 3 tháng thì dùng được. Tác dụng: tăng cường sinh lực, mạnh gân xương.

Nói chung, thịt rắn hay rượu rắn, xương rắn, da rắn, mỡ rắn, mật rắn... chỉ mới là một vị thuốc trong một bài thuốc. Nếu là chế phẩm để trị chứng phong thấp thì phải kết hợp với các vị thuốc khu phong, tán hà, trừ thấp, hành khí, bổ huyết thì mới có công hiệu. Nếu để trị các chứng bệnh ngoài da thì cần dùng phối hợp với các vị thuốc kiện tỳ, bổ phế, thanh nhiệt, giải độc. Như vậy, rắn là vị thuốc quý của y học phương Đông nếu dùng đúng thì âm cũng bổ và dương cũng lợi.
BS. Đỗ Minh Hiền
g y, cổ phương đã dùng rắn điều trị một số bệnh với nhiều loại chế phẩm khác nhau.

Thịt rắn thường gọi là xà nhục. Thịt rắn ngon và lành hơn thịt gà, có vị ngọt, mặn, mùi tanh, tính ấm, có tác dụng khu phong, giảm đau, trừ thấp, được dùng dưới dạng món ăn - bài thuốc như sau:

Bài 1: Rắn lột da, bỏ phủ tạng, lọc lấy thịt băm nhỏ, gói lá lốt nướng hoặc rán lên cho trẻ ăn liên tục một tuần để điều trị chứng chốc đầu ở trẻ em.

Bài 2: Rắn tiềm thuốc bắc: Rắn bỏ đầu, lột da, mổ bỏ nội tạng cho vào nồi cùng chín vị thuốc bắc đun to lửa cho sôi rồi hạ nhỏ lửa, sôi liu riu. Hương thuốc bắc tỏa nghi ngút, vị hơi ngọt, thịt rắn đủ mềm. Ăn thịt và uống nước. Tác dụng chống đau nhức xương khớp.

Rắn hầm thuốc bắc

Bài 3: Thịt rắn xào hoàng kỳ: Thịt rắn 200g, hoàng kỳ 50g, gừng tươi 3 lát. Cho vào nồi xào chín, ăn nóng. Tác dụng chữa đau lưng mạn tính.

Bài 4: Chả rắn chiên trứng gà:  Thịt rắn xay nhuyễn, ướp tiêu hột, bột ngọt, đường, muối, trộn đều. Trứng gà đánh đều, nhúng viên thịt rắn đã chiên vào trứng, nhúng tiếp vào chảo dầu đang sôi để tạo độ dính. Ăn khi còn nóng, chấm với muối tiêu chanh.

Rượu rắn: Theo y học cổ truyền, rượu rắn còn gọi xà tửu.

Rượu tam xà: Lấy 3 loại rắn hổ mang, cạp nong hay cạp nia và rắn ráo. Nếu ngũ xà thì thêm rắn lục, rắn nước.

Cách ngâm: Bỏ rắn sống vào lọ, đổ ngập cồn 90 độ ngâm 3 ngày rắn chết và tiết giảm bớt một số chất độc, sau đó lấy rắn ra chặt đầu, đuôi, lột da, bỏ phủ tạng, chỉ để lại mật, dùng rượu 45 độ đổ ngập ngâm sau 100 ngày là dùng được. Rượu rắn có màu vàng hơi xanh là loại tốt. Khi uống có thể pha với rượu ngâm với các vị thuốc đông dược. Ngoài ra, để tăng cường sinh lực, mạnh gân xương có thể phối hợp với dược liệu như: hải sâm, chim bìm bịp.

Rượu tam xà hải sâm: Ngâm 3 loại rắn (hổ mang, cạp nong, rắn ráo) với sâm biển. Cách ngâm như trên. Sau 3 tháng là dùng được.

Rượu ngũ xà bìm bịp: Dùng 5 loại rắn (hổ mang, cạp nong, cạp nia, rắn ráo, rắn nước) ngâm với chim bìm bịp. Ngâm thời gian 3 tháng thì dùng được. Tác dụng: tăng cường sinh lực, mạnh gân xương.

Nói chung, thịt rắn hay rượu rắn, xương rắn, da rắn, mỡ rắn, mật rắn... chỉ mới là một vị thuốc trong một bài thuốc. Nếu là chế phẩm để trị chứng phong thấp thì phải kết hợp với các vị thuốc khu phong, tán hà, trừ thấp, hành khí, bổ huyết thì mới có công hiệu. Nếu để trị các chứng bệnh ngoài da thì cần dùng phối hợp với các vị thuốc kiện tỳ, bổ phế, thanh nhiệt, giải độc. Như vậy, rắn là vị thuốc quý của y học phương Đông nếu dùng đúng thì âm cũng bổ và dương cũng lợi.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo BS. Đỗ Minh Hiền (Sức khỏe & Đời sống)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN