Sữa mẹ giúp cải thiện triệu chứng ở bé tự kỷ

Ta thường nghe nói sữa mẹ tốt nhất cho sức khoẻ. Nhưng trẻ em nuôi bằng sữa mẹ cũng có thể thân thiện hơn.

Một nghiên cứu chỉ ra rằng một đứa bé nuôi bằng sữa mẹ càng lâu, gương mặt em càng ngời lên hạnh phúc.

Những trẻ sơ sinh bú sữa mẹ thay vì sữa công thức thường ít có khuôn mặt giận dữ hơn.

Điều thú vị là các phát hiện nói trên chỉ ứng dụng nơi các em bé có gen với nguy cơ mắc tự kỷ.

Điều này quan trọng vì chưng trẻ em tự kỷ thường khó đọc được cảm xúc khiến chúng khó khăn trong việc kết bạn.

Sữa mẹ giúp cải thiện triệu chứng ở bé tự kỷ - 1

Các tác giả của nghiên cứu thuộc Viện Max Planck ở Leipzig, cho biết sữa mẹ giàu oxytocin, một nội tiết tố liên quan đến tin tưởng và gắn bó.

Phát hiện của nghiên cứu cho thấy một hoá chất truyền từ mẹ sang bé trong sữa mẹ giúp cho việc điều chỉnh đó, ít nhất là trong tạm thời.

Các nhà nghiên cứu của Đức đã đi đến kết luận sau khi cho các em bé bảy tháng tuổi xem hình ảnh các gương mặt hạnh phúc, giận dữ và sợ hãi và ghi nhận chúng nhìn các gương mặt ấy trong bao lâu.

Trên tạp chí Proceedings của Viện Hàn lâm khoa học quốc gia, họ ghi nhận rằng nuôi con bằng sữa mẹ có thể cải thiện tính xã hội ở trẻ em dễ bị tự kỷ.

Theo họ, sữa mẹ giàu oxytocin, một nội tiết tố liên quan đến tin tưởng và gắn bó.

Ngoài ra, chính hành động cho con bú sữa mẹ, bao gồm cả việc tiếp xúc gần gũi, có thể giúp đứa trẻ tự tạo ra nhiều “thuốc niềm tin” hơn.

Các tác giả của nghiên cứu thuộc Viện Max Planck ở Leipzig, cho biết: nhạy cảm phản ứng với các cảm xúc ở người khác là một kỹ năng xã hội quan trọng giúp chúng ta liên hệ với người khác, dự báo các hành động của họ và điều phối hành vi của chúng ta trong các tương tác xã hội.

Nghiên cứu này cho thấy việc nuôi con bằng sữa mẹ tăng cường các xu hướng hoà đồng ở trẻ nhỏ có nguy cơ mắc tự kỷ do di truyền.

Dầu vậy, điều quan trọng là tìm xem hiệu ứng này có kéo dài hay không khi đứa trẻ lớn lên.

Nhìn chung, 98 em bé quan tâm nhất là các khuôn mặt sợ hãi.

Có thể đây là cách tự nhiên để thay đổi chúng trước các tình huống nguy hiểm.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Khởi Thức (Thế giới tiếp thị)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN