Sai lầm nhiều người mắc phải khi ăn củ đậu

Củ đậu là 1 trong những loại củ quả được nhiều người ưa chuộng. Nhưng ít ai biết rằng, ăn củ đậu không đúng cách có thể đem lại những tác dụng ngược với sức khỏe.

Củ đậu đang vào mùa, nhiều mẹ đi chợ hay mang về cho cả gia đình những bó củ đậu về để ăn sống hoặc chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như làm salad, nộm, nấu canh… vừa mát vừa bổ.

Đây là một loại củ quả có vị ngọt nhẹ và thanh mát, có tác dụng giải nhiệt, chứa nhiều vitamin, chất dinh dưỡng và muối khoáng khác như canxi, sắt, vitamin C… cần thiết cho cơ thể.

[Sai lầm nhiều người mắc phải khi ăn củ đậu - Ảnh 1]

Sai lầm nhiều người mắc phải khi ăn củ đậu - 1

Củ đậu tốt cho sức khỏe nhưng không nên ăn quá nhiều. Ảnh minh họa.

Tuy nhiên, ít ai biết rằng, ăn củ đậu không đúng cách có thể đem lại những tác dụng ngược lại đối với sức khỏe. Dưới đây là những sai lầm khi ăn củ đậu mà khá nhiều người mắc phải.

Giảm cân "vô tội vạ" bằng củ đậu

Thời gian gần đây, chị em phụ nữ truyền tai nhau rằng củ đậu có thể giảm cân. Vì thế mà có nhiều người ăn loại củ này liên tục hàng ngày. Họ nghĩ rằng, ăn nhiều sẽ không bị đói, từ đó tránh phải nạp nhiều thức ăn vào cơ thể và giúp giảm cân.

Tuy nhiên, điều này không có cơ sở khoa học. Vì trong củ đậu chứa nhiều nước, khi bạn ăn nhiều đến mức no căng thì dạ dày của bạn sẽ ngày một dãn ra. Khi đó, dịch dạ dày sẽ tiết nhiều hơn. Kết quả là bạn vẫn cảm thấy đói, và lại muốn ăn nhiều hơn, vì thế sẽ không thể giảm cân.

Ăn không có điểm dừng

Củ đậu rất nhiều chất xơ và giàu vitamin, nên nhiều người nghĩ có thể ăn cả ngày, khi nào đói là ăn để thay thế cho các thực phẩm giàu chất béo và năng lượng khác.

Tuy nhiên, củ đậu không thể cung cấp hết những dưỡng chất cần thiết cho bạn. Thậm chí, nếu ăn quá nhiều một ngày sẽ khiến bạn thiếu chất dinh dưỡng, gây nên tình trạng uể oải, mệt mỏi và không thể làm việc được.

Ăn lá và hạt củ đậu

Mặc dù phần củ rất tốt nhưng trong hạt có chứa thành phần độc Rotenon không ăn được, dùng để sản xuất thuốc trừ sâu và chữa bệnh ngoài da (ghẻ, lở). Thậm chí, ở nhiều vùng, người nông dân thường dùng hạt củ đậu giã ra hòa với nước, sau đó phun vào cây cối để trừ sâu bọ, rệp. Ngoài ra, chất độc này còn có thể có trong lá nhưng với hàm lượng thấp hơn. 

Sai lầm nhiều người mắc phải khi ăn củ đậu - 2

Chính vì vậy, khi ăn phải hạt củ đậu có thể gây ngộ độc, thậm chí bị đau bụng dữ dội, toàn thân bị co giật, loạn nhịp tim, tụt huyết áp, suy hô hấp…

Vì vậy khi ăn phải hạt củ đậu bệnh nhân sẽ có biểu hiện ngộ độc từ phút thứ 5-40. Triệu chứng có thể tiến triển nhanh và nặng có thể tử vong trong thời gian từ 2-5 giờ. Nếu được kiểm soát tốt, triệu chứng nặng nề nhất có thể hết sau 4-7 giờ.

Biểu hiện ngộ độc hạt của đậu bao gồm: đau bụng, nôn, ỉa chảy, tăng tiết nước bọt, nhịp tim nhanh, huyết áp tăng sụt bất thường. Thậm chí, ngừng tuần hoàn trong cơ thể diễn ra rất nhanh, đồng tử giãn…

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Mạc Nhiên (Đời sống & Pháp luật)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN