Mắc chứng "nghiện" ăn cắp vặt sau phẫu thuật thẩm mỹ

Một người phụ nữ sau khi trải qua ca phẫu thuật thẩm mỹ ở Brazil đã bị mắc chứng ăn cắp vặt, một nghiên cứu y học cho biết.

Bệnh nhân 40 tuổi trước kia chưa từng có tiền sử bệnh tâm thần hay lạm dụng thuốc đã trải qua một ca phẫu thuật thẩm mỹ hút mỡ, nở ngực. Tuy nhiên, sau khi rời bàn mổ, cô đã phải chịu những hậu quả không mong muốn từ các phản ứng phụ.

Tiến sĩ Fábio Nascimento, một nhà thần kinh học thuộc trường Đại học Toronto, viết rằng, những ngày sau phẫn thuật, người phụ nữ liên tục bị những suy nghĩ lạ điều khiển khiến bà buộc phải ăn cắp và cảm thấy thoải mái hơn sau khi làm việc này.

Mắc chứng "nghiện" ăn cắp vặt sau phẫu thuật thẩm mỹ - 1

Người phụ nữ bị tổn thương não tạm thời sau khi phẫu thuật thẩm mỹ.

Người ta chẩn đoán, bệnh nhân mắc chứng ăn cắp vặt hoặc bị rối loạn kiểm soát nhưng ham muốn này biến mất sau vài tuần phẫu thuật. Cô bị bắt gặp ăn trộm nhiều lần nhưng đều được cho tại ngoại vì các bác sĩ giải thích rằng cô bị tâm thần tạm thời.

Theo kết quả công bố trên tạp chí BMJ Case Reports, các triệu chứng khác sau phẫu thuật bao gồm buồn ngủ, mất phương hướng, lãnh đạm và mất trí nhớ đều liên quan đến tổn thương não. Các xét nghiệm khác xác nhận rằng bệnh nhân đã chịu một tổn thương não do thiếu oxy trong quá trình phẫu thuật.

Tiến sĩ Nascimento nói với tờ Quartz rằng, sự việc này có thể được gây ra do trong quá trình tiến hành các bác sĩ phải hạ huyết áp của bệnh nhân trước phẫu thuật để giảm chảy máu.

"Não có nhu cầu năng lượng cao hơn cả. Chúng tôi tin rằng việc cố ý hạ huyết áp dẫn đến lưu lượng máu không đủ chảy đến não cô", ông nói thêm.

Ông và ba nhà nghiên cứu khác từ Viện Thần kinh của Curitiba ở Brazil cho rằng chứng ăn cắp vặt có lẽ hầu hết là do sự thất bại của việc ức chế hạt nhân đuôi trong mạch liên quan đến các nếp cuộn ở não và khu vực phía trước.

Nghiên cứu kết luận rằng, mặc dù não có khả năng tự chữa bệnh và tái thiết lập các kết nối, nhưng chứng ăn cắp vặt có thể là một trong những kết quả của tổn thông đó.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Bích Phượng (Đời sống & Pháp luật)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN