Giật mình với các bệnh nguy hiểm ở người đỏ mặt khi uống rượu

Nếu bạn thường xuyên bị đỏ mặt khi uống rượu thì hãy đi kiểm tra sức khỏe để biết có mắc các loại bệnh dưới đây hay không nhé.

Đỏ mặt sau khi uống rượu bia được các nhà khoa học coi là một “hội chứng” và đặt tên nó là “Hội chứng đỏ mặt châu Á” vì phần lớn “nạn nhân” của hội chứng này là người châu Á. Các nhà khoa học cảnh báo, đây cũng là dấu hiệu tiềm ẩn bệnh tật.

Bệnh gan

Gan là bộ phận bị tác động nhiều nhất bởi bia rượu làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do bệnh gan. Càng uống nhiều rượu và uống trong thời gian dài thì càng gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho gan, đặc biệt là bệnh xơ gan mãn tính. Dấu hiệu của bệnh này là buồn nôn, sưng khớp, đau bụng, mệt mỏi.

Giật mình với các bệnh nguy hiểm ở người đỏ mặt khi uống rượu - 1

Người đỏ mặt khi uống rượu có thể mắc bệnh gan. Ảnh minh họa.

Rượu là thủ phạm gây xơ gan đứng hàng thứ 2 chỉ sau virus viêm gan B. Bệnh nhân xơ gan thường tử vong do các biến chứng như xuất huyết tiêu hóa, suy kiệt nặng, ung thư gan… Đáng chú ý, đối với những người uống rượu thường đỏ mặt thì đấy có thể là dấu hiệu của bệnh gan.

Bệnh huyết áp cao

Những người thường bị đỏ mặt sau khi uống rượu bia có khả năng bị cao huyết áp hơn gấp 2,27 lần những người uống mà không đỏ mặt. Càng uống rượu bia nhiều, nguy cơ cao huyết áp càng tăng. Huyết áp cao do uống rượu bia là nguyên nhân chính gây nên bệnh đau tim và đột quỵ vì chúng kéo giãn các mạch máu.

Ung thư thực quản

Giáo sư Philip J. Brooks thuộc Viện Nghiên cứu quốc gia Mỹ về nghiện rượu và lạm dụng đồ uống có cồn đã khuyến cáo, những người uống rượu hay bị đỏ mặt là dấu hiệu của nguy cơ mắc ung thư thực quản.

Theo Giáo sư Brooks, nhờ có enzyme trong gan, rượu sẽ được chuyển hóa từ hóa chất acetaldehyde mang tính độc hại – một dạng có thể gây ung thư sang chất acetate vô hại.

Những người có phản ứng đỏ bừng mặt có sự thiếu hụt mang tính di truyền enzyme chuyển hóa rượu ALDH2, có thể dẫn đến sự tích tụ các chất acetaldehyde độc hại. Đặc biệt, những người có thể enzyme không hoạt động nếu uống 33 ly rượu (594ml) mỗi tuần sẽ có nguy cơ ung thư thực quản cao gấp 89 lần những người không uống.

Nguyên nhân đỏ mặt khi uống rượu

Rượu chứa chất ethanol, khi vào cơ thể ethanol sẽ khiến hoạt chất acetaldehyde tăng cao và tích tụ trong máu. Trong các hoạt chất chuyển hóa của rượu thì acetaldehyde độc hại nhất vì có khả năng gây đột biến ADN và gây ung thư, đặc biệt là ung thư thực quản.

Khi acetaldehyde tích tụ trong máu sẽ gây nóng bừng, đỏ mặt, nôn mửa và tim đập nhanh ở một số người. Ngoài ra acetaldehyde cũng là thủ phạm gây ra những cơn nhức đầu vào buổi sáng sau mỗi trận “chè chén”.

Giật mình với các bệnh nguy hiểm ở người đỏ mặt khi uống rượu - 2

Các nhà khoa học cũng cảnh báo, việc đỏ mặt sau khi uống rượu bia cũng là dấu hiệu tiềm ẩn bệnh tật. Ảnh minh họa.

Ngoài ra, mỗi người đều có mức độ phản ứng đối với nồng độ cồn trong máu khác nhau. Nồng độ cồn cao cũng sẽ làm mao mạch giãn trên toàn cơ thể, khi đó đối với người có ngưỡng đáp ứng thấp, những nơi tập trung mao mạch dễ thấy như mắt và các vùng da mỏng như mặt, cổ, lưng, mắt… dễ bị đỏ lên.

Các mao mạch ở mắt hiện rõ màu đỏ. Việc giãn mao mạch này cũng là một tín hiệu để người uống bia rượu biết dừng đúng lúc. Các nhà khoa học cũng cảnh báo, việc đỏ mặt sau khi uống rượu bia cũng là dấu hiệu tiềm ẩn bệnh tật.

Dưới đây là những sai lầm khi uống rượu:

1. Không ngủ ngay lập tức

Đi ngủ sau khi uống rượu say sẽ khiến cho sự trao đổi chất của cơ thể sẽ bị chậm lại, không tốt cho gan, dễ dẫn đến viêm gan do rượu.

Sau khi uống rượu bạn nên lấy nước lạnh rửa mặt, sau đó ngồi nghỉ ngơi một lúc. Nếu bạn quá buồn ngủ thì cần có người thân bên cạnh để đánh thức bạn 2h/ lần, mỗi lần thức dậy đừng quên uống chút nước, cho đến khi tỉnh hẳn.

2. Không uống thuốc giã rượu

Thuốc giã rượu có thể tạm thời khiến cơ thể thoát khỏi tình trạng say rượu, nhưng thực tế nó khiến cho thời gian say kéo dài hơn.

Vì lẽ đó nên bạn nên uống nhiều nước, ngoài ra, còn có thể uống “nước thể thao” để bổ sung chất điện giải.

3. Không uống nhiều cà phê, trà và nước có ga

Sau khi uống rượu không uống cà phê, để tránh tình trạng mất nước gia tăng; cũng không nên uống trà, trà sẽ khiến tim hưng phấn, không tốt cho thận; không nên uống nước có ga, nếu không sẽ tăng nguy cơ hấp thụ rượu trong cơ thể, không tốt cho thận, dễ dẫn đến viên dạ dày cấp tính.

4. Không uống thuốc hạ sốt

Rượu thường gây phản ứng hóa học với phần lớn các loại thuốc. Đặc biệt, người uống rượu xong không được dùng thuốc hạ sốt, nếu không Hydroxyphenyl acetamit trong thuốc phản ứng với rượu sẽ sản sinh các chất độc hại, dẫn đến viêm thận , thậm chí gây tổn thương vĩnh viễn. Ngoài ra, các loại thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc hạ đường huyết, thuốc hạ huyết áp cũng không nên sử dụng sau khi uống rượu.

5. Không tắm ngay

Dù nước nóng hay lạnh. Tắm nước nóng sẽ khiến cho nhiệt độ tập trung trong cơ thể không tản ra được, khiến cho tình trạng say sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, gây buồn nôn, thậm chí đau đầu, chóng mặt, choáng váng. Tắm nước lạnh thì cơ thể không những không thể tỉnh, nó còn khiến gan không kịp bổ sung lượng đường gluco tiêu hao trong máu, lại thêm bị kích thích bởi nước lạnh, khiến huyết quản co vào, có thể dẫn đến vỡ mạch máu, cảm lạnh.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Trọng Thắng (Người đưa tin)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN