Đột quỵ: Có thể phòng ngừa?

Thực tế cho thấy ngày càng có nhiều người trẻ, thanh niên bị đột quỵ do cao huyết áp, tim mạch hay đái tháo đường.

Phòng ngừa đột quỵ để tuổi già khỏe mạnh 

Việt Nam là quốc gia có dân số trẻ, nhưng dự kiến sẽ có sự dịch chuyển về nhân khẩu học thông qua dân số tăng chậm và ngày càng già đi. Tỷ lệ số dân từ 60 tuổi trở lên của nước ta dự kiến sẽ tăng gần gấp ba, từ 10,7% dân số trong năm 2016 lên 27,9% vào năm 2050. Kéo theo đó là sự gia tăng số người mắc bệnh mãn tính như tim mạch, đái tháo đường, cao huyết áp… có thể dẫn đến đột quỵ. Trong đó, đột quỵ được cho là nguyên nhân gây tử vong và tàn phế hàng đầu thế giới. Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 200.000 ca đột quỵ, gây ra gánh nặng lớn cho nền y tế quốc gia.

Đột quỵ: Có thể phòng ngừa? - 1

Phòng ngừa đột quỵ khi còn trẻ và lựa chọn vận động phù hợp để khỏe khi về già

Sự thay đổi nói trên cũng dẫn đến một số thách thức trong việc quản lý bệnh mãn tính như cao huyết áp, tim mạch, đái tháo đường… có thể dẫn đến đột quỵ, vì các bệnh này khiến người lớn tuổi khó duy trì sức khỏe tốt.

Tuy nhiên, tại tọa đàm “Đột quỵ: có thể phòng ngừa?” diễn ra tại TPHCM được tổ chức bởi Hội Y tế Công cộng TP. HCM và Bayer, theo các bác sĩ, thực tế cho thấy ngày càng có nhiều người trẻ, thanh niên bị đột quỵ do cao huyết áp, tim mạch, đái tháo đường. Vấn đề quan trọng là từng người trong chúng ta có đủ kiến thức và công cụ để chăm sóc tốt cho sức khỏe, phòng bệnh và nâng cao ý thức dự phòng, phát hiện bệnh sớm.

Phòng ngừa để giảm gánh nặng đột quỵ

Đột quỵ ảnh hưởng đến bệnh nhân, gia đình, cơ quan làm việc và cộng đồng nhưng đột quỵ có thể phòng ngừa được. Theo các bác sĩ, điều quan trọng là mỗi chúng ta hiểu biết và ý thức được các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ như: cao huyết áp, đái tháo đường, rung nhĩ, béo phì, hút thuốc lá, uống rượu bia, chế độ dinh dưỡng kém và lười vận động. Bệnh nhân từng có tiền sử đột quỵ hoặc bị bệnh tim mạch, cao huyết áp và rung nhĩ phải được điều trị phòng ngừa để giảm thiểu nguy cơ đột quỵ.

Đột quỵ: Có thể phòng ngừa? - 2

Chuyên gia cập nhật thông tin mới nhất về phòng ngừa đột quỵ cho bệnh nhân rung nhĩ

Góp phần vào nỗ lực nâng cao nhận thức về các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ, Bayer và Hội Đột quỵ Tp.HCM vừa tổ chức hội thảo khoa học về Phòng ngừa đột quỵ cho bệnh nhân rung nhĩ, thu hút sự tham dự của 200 bác sĩ trên cả nước. Theo TS.BS. Nguyễn Huy Thắng, Chủ tịch Hội Đột quỵ  Tp.HCM, bệnh nhân mắc rung nhĩ - một dạng rối loạn nhịp tim phổ biến, có nguy cơ bị đột quỵ cao. “Rung nhĩ không được điều trị thì nguy cơ đột quỵ tăng gấp năm lần. Điều đáng lo ngại là rung nhĩ thường không được phát hiện và không được điều trị,” TS.BS. Thắng lưu ý.

“Điều đáng mừng là đột quỵ do rung nhĩ có thể phòng ngừa được. Các thuốc kháng đông đường uống không phải nhóm kháng vitamin K được xem là bước tiến trong phòng ngừa đột quỵ cho bệnh nhân rung nhĩ. Các thuốc này có hiệu quả tương tự như thuốc kháng vitamin K, nhưng có những ưu điểm đã được chứng minh như: tỷ lệ xuất huyết nội sọ thấp, liều cố định, ít tương tác thuốc và thức ăn, không cần xét nghiệm máu, không cần theo dõi chỉ số INR (chỉ số theo dõi tình trạng đông máu) và thuận tiện sử dụng cho bệnh nhân,” TS.BS. Thắng giải thích.

Đột quỵ: Có thể phòng ngừa? - 3

TS.BS Nguyễn Huy Thắng chia sẻ tại tọa đàm.Xem video chi tiết tại đây

Sự an toàn và hiệu quả của thuốc kháng đông đường uống không phải kháng vitamin K đã được tái khẳng định qua chương trình nghiên cứu trong thực tế lâm sàng mới nhất mang tên XANTUS. Chương trình XANTUS khảo sát 11.000 bệnh nhân tại 47 nước, gồm cả Việt Nam (trong nhánh nghiên cứu XANAP). Kết quả nghiên cứu chứng minh tỷ lệ đột quỵ và xuất huyết nghiêm trọng (bao gồm xuất huyết nội sọ) thấp ở bệnh nhân rung nhĩ dùng thuốc kháng đông đường uống không phải kháng vitamin K dùng ngày một lần. Cụ thể, tỷ lệ này lần lượt là 0.9% và 1.7%/ năm, đồng nhất với kết quả thử nghiệm lâm sàng pha III.

“Tại Bayer, chúng tôi đem đến nhiều giải pháp điều trị tiên tiến nhằm đáp ứng nhu cầu điều trị trong các lĩnh vực cao huyết áp, tim mạch, đái tháo đường… là những bệnh có thể dẫn đến đột quỵ. Chúng tôi cam kết tích cực hợp tác với cơ quan quản lý, cộng đồng y khoa và học thuật để với những tiến bộ này, chúng ta có thể góp phần giải quyết các thách thức của nền y tế Việt Nam”, bà Lynette Moey, Giám đốc Nhánh Dược phẩm của Bayer tại Việt Nam cho biết.

Chia sẻ
Gửi góp ý
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN