Đàn ông ở độ tuổi nào dễ bị ung thư tinh hoàn?

Sự kiện: Ung thư

Có cục cứng chỗ bìu, đôi khi có cảm giác đau hay khó chịu vùng bìu hay bìu lớn lên bất thường là dấu hiệu của ung thư tinh hoàn.

TS BS. Nguyễn Hoàng Đức, Trưởng khoa Tiết niệu, BV ĐH Y Dược TP.HCM cho biết,  cho biết, các yếu tố nguy cơ của bệnh bao gồm tinh hoàn lạc chỗ - tinh hoàn còn nằm trong ổ bụng không xuống đến bìu và người bệnh chỉ thấy có 1 tinh hoàn còn bên kia không có, bất thường bẩm sinh về hệ tiết niệu sinh dục (thận, dương vật) và có tiền căn gia đình có người bị ung thư tinh hoàn.

Đàn ông ở độ tuổi nào dễ bị ung thư tinh hoàn? - 1

Có cục cứng chỗ bìu là dấu hiệu của ung thư tinh hoàn.

Theo BS Nguyễn Hoàng Đức, ung thư tinh hoàn có các biểu hiện như sau: có cục cứng chỗ bìu, đôi khi có cảm giác đau hay khó chịu vùng bìu hay bìu lớn lên bất thường. Một số người bệnh có cảm giác đau vùng bụng dưới, lưng hay bẹn.

Nếu phát hiện trễ khi ung thư đã di căn đến nơi khác thì tuỳ nơi di căn sẽ có các biểu hiện triệu chứng của cơ quan đó như ho, khó thở khi di căn đến phổi; đau bụng, nôn ói khi di căn đến dạ dày, đau nhức xương nếu di căn đến xương, yếu liệt, nhức đầu hay hay hôn mê nếu di căn lên não....

Về diễn tiến của bệnh: nếu phát hiện sớm khi ung thư còn nằm tại tinh hoàn mà chưa di căn đến nơi khác thì có thể chữa khỏi hoàn toàn; nếu phát hiện muộn thì tế bào ung thư sẽ di căn đến nhiều cơ quan khác và khi đó việc điều trị sẽ khó khăn hơn, tuy nhiên ung thư tinh hoàn di căn xa vẫn còn khả năng chữa khỏi cao hơn rất nhiều so với các loại ung thư khác khi đã di căn.

TS BS. Nguyễn Hoàng Đức lưu ý, ung thư tinh hoàn không có triệu chứng ban đầu rõ ràng nên khiến người bệnh không chú ý hoặc chủ quan cho rằng khối cứng nhỏ ở tinh hoàn không có gì nghiêm trọng nên không đi khám.

Nhiều người bệnh và nhân viên y tế thường nghĩ rằng ung thư chỉ xuất hiện ở người có tuổi (từ trung niên trở lên) nên ít nghi ngờ ở người trẻ tuổi.

BS Đức khuyến cáo, nếu các bạn trẻ thấy có gì bất thường ở vùng bìu thì nên đi khám để bác sĩ theo dõi. Khám sức khoẻ định kỳ là một phương pháp tốt để phát hiện sớm các bất thường của cơ thể và từ đó tìm nguyên nhân để điều trị trong đó có cả nguyên nhân ung thư.

Đàn ông ở độ tuổi nào dễ bị ung thư tinh hoàn? - 2

TS BS. Nguyễn Hoàng Đức tư vấn cho bệnh nhân.

Các ung thư phát hiện sớm qua thăm khám định kỳ luôn có kết quả điều trị tốt hơn các ung thư được phát hiện trễ khi người bệnh đi khám với triệu chứng rõ ràng (như khối u đã to gây ra các triệu chứng do khối u đó chèn ép các cấu trúc xung quanh, xâm lấn vào các cấu trúc xung quanh hay di căn đến các cơ quan khác).

Do vậy, các bạn nam trẻ tuổi nên tự khám cơ quan sinh dục của mình và nếu thấy bất thường nên đi khám và không nên ngại ngần trao đổi với bác sĩ về vấn đề này.

Cũng theo bác sĩ Nguyễn Hoàng Đức, may mắn là ung thư tinh hoàn lại là một trong những loại ung thư có thể chữa khỏi. Tỷ lệ sống sót sau 5 năm của ung thư tinh hoàn là 95% (nghĩa là nếu có 100 người bị ung thư tinh hoàn thì khi được điều trị sẽ có 95 người còn sống sau 5 năm).

Nếu so với một số bệnh ung thư khác như ung thư phổi tỷ lệ sống sau 5 năm là 1% - 49%  hay ung thư dạ dày là 4% - 71% tuỳ theo giai đoạn thì mới thấy rằng ung thư tinh hoàn tương đối nhẹ hơn nhiều.

Đi khám sức khỏe, quý ông ngã ngửa phát hiện ung thư tinh hoàn

Vì tinh hoàn sưng nhưng không gây đau nên anh T. (TPHCM) không đi khám trong một thời gian tương đối dài.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Ung thư Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN