Bỏ tiền triệu săn lùng “ngưu hoàng” có chữa được bệnh hiểm?

Thứ thuốc Đông y gọi là ngưu hoàng - vốn là sỏi lấy ra từ túi mật của những con trâu, bò, ngựa - đang được coi là thuốc quý hiếm, giá cao ngất ngưởng và không hề dễ mua vì nhiều người săn lùng. Liệu những thứ đó có thể chữa được bệnh hiểm nghèo?

Bỏ tiền triệu săn lùng “ngưu hoàng” có chữa được bệnh hiểm? - 1

Ngưu Hoàng được coi là thuốc quý hiếm mà nhiều người săn lùng. Ảnh: T.L

Có tiền cũng khó mua được “thần dược” ngưu hoàng

Anh Nguyễn Văn An (ở Hà Nội) có mẹ bị ung thư. Nghe đồn dùng sỏi mật của trâu, bò, lợn, ngựa tán bột uống với liều lượng nhất định có thể chữa được, anh bèn tìm hiểu. Anh phải lần mò nhiều tháng trời khắp các lò mổ ở Hà Nội và phụ cận để tìm mua trực tiếp, nhưng chủ lò mổ nào cũng bảo hiếm lắm, có bao nhiêu thì mối buôn thầu cả rồi. Sau đó, anh An đành phải đặt mua qua các mối buôn và phải mua với giá 40 triệu đồng/lạng mới có được 50g sỏi mật cho mẹ uống hỗ trợ chữa bệnh. Anh bảo, sỏi mật tự nhiên lấy ra từ túi mật của trâu, bò, ngựa hiếm hoi, có tiền cũng khó mua được vì hàng ngàn con trâu, bò, ngựa mới có một con có sỏi mật trong túi mật.

Theo dân gian, ngưu hoàng là sạn mật hình thành trong túi mật của trâu, bò ngựa khiến con vật bị bệnh, gầy yếu rồi chết. Kích thước sỏi mật cũng khác nhau, tùy bệnh từng con mà có sỏi to, sỏi nhỏ. Muốn mua Ngưu hoàng phải có mối, giá bán trực tiếp ở lò mổ là 32 triệu đồng/lạng (320 triệu đồng/kg). Dấu hiệu con vật có ngưu hoàng là gầy yếu, mắt đỏ ngầu, nhìn lờ đờ hoang dại, uống nhiều nước (nhất là nước muối), thân nhiệt cao do sốt, ăn uống thất thường, di chuyển chậm chạp, khi đi đầu hay quay nghiêng, đứng hoặc nằm hay thở khò khè, lông mọc lộn xộn thậm chí rụng rất nhiều, thường không ngủ, kêu về đêm...

Cũng theo lời đồn, trong ngưu hoàng có nhiều khoáng chất, vitamin, axit (cholic, cholesterol, ergosterol…), muối canxi, sắt, đồng... Người ta khai thác Ngưu hoàng thủ công bằng cách: Nắn túi mật, ống mật, cuống mật; nếu thấy cộm, cứng như đá thì rạch ngay túi mật để tìm; lọc qua rây để tách mật và sỏi để riêng ngay, bởi để lâu dịch mật ngấm vào ngưu hoàng làm có màu đen, nứt vỡ, chất lượng kém đi. Lấy ngưu hoàng xong, không được để nơi có gió thổi, không phơi nắng hay sấy lửa mà dùng giấy/ vải mềm/ gạc sạch thấm khô, gạt bỏ màng nhầy dính xung quanh. Lấy thông thảo, hoặc cỏ bấc đèn (gọi là đăng tâm thảo), hoặc bông bọc lại. Ngoài cùng bọc một lớp vải thưa, cẩn thận bỏ vào hộp có nút kín, hoặc lọ màu (trong có đặt vôi cục chưa tôi, hoặc gạo rang… để hút ẩm).

Sở dĩ ngưu hoàng được săn lùng với giá rất đắt vì theo đồn thổi, Biển Thước - vị danh y cổ đại Trung Quốc trong một lần chữa bệnh cho người bạn Cố Dương Văn đã phát hiện ra vị thuốc ngưu hoàng trong túi mật của con bò cái bị ốm đã 2 năm. Ông cho Cố Dương Văn uống ngưu hoàng liên tiếp 5 ngày thì tình trạng bệnh đã được phục hồi, không bị co giật, phần chân tay bị liệt cử động được một cách thần kỳ. Biển Thước tiếp tục nghiên cứu về vị thuốc ngưu hoàng, kết luận rằng ngưu hoàng được ngâm trong túi mật của con bò thời gian dài có tác dụng thông mạch điều hòa gan, chữa liệt… Sau này, tùy từng vùng mà Ngưu hoàng có các tên gọi khác nhau như: Tây hoàng, Tô hoàng, Sửu bảo, Đởm hoàng, Ô kim hoàng, Đản hoàng, Quả hoàng (tức sạn túi mật), Toái phiến hoàng, Không tâm hoàng (tức sạn ở ống gan mật).

Theo sách cổ Đông y, ngưu hoàng vị ngọt, tính mát, đi vào hai kinh Tâm và Can. Có tác dụng thanh tâm giải độc, khai khiếu hóa đàm, lương can tức phong. Hay dùng cho các bệnh nhiệt, sốt cao phát cuồng, thần trí hôn mê, trúng phong bất tỉnh, cổ họng sưng đau, ung thư, đinh nhọt… Có nhiều sách viết về vị thuốc này dùng để thanh nhiệt, giải độc, khử đàm, an thần. Hoặc điều trị các bệnh nhiệt, sốt cao, li bì, thần chí hôn mê, nói năng lảm nhảm, các trường hợp trúng phong, cấm khẩu, sài giật… Liều dùng thường nhỏ từ 0,3-0,6g ở dạng bột, hoặc phối với các vị thuốc khác làm thành viên.

Không nhiều tác dụng như đồn thổi

Bỏ tiền triệu săn lùng “ngưu hoàng” có chữa được bệnh hiểm? - 2

Thầy thuốc Ưu tú Nguyễn Hồng Siêm.

Hiện trên thị trường có nhiều loại Ngưu hoàng, như: Ngưu hoàng tự nhiên, ngưu hoàng thiên nhiên nhân tạo, Ngưu hoàng nhân tạo (tổng hợp). Ngưu hoàng tự nhiên lấy ra từ túi mật trâu, bò, ngựa nhìn giống như viên sỏi. Soi mặt cắt thấy nhiều lớp dính vào nhau, có màu vàng nâu, hoặc nâu đỏ. Loại này khó kiếm, giá đắt.

Ngưu hoàng thiên nhiên nhân tạo nuôi ở trâu, bò, ngựa sống bằng cách cấy Hoàng hạch vào túi mật, rồi bơm trực khuẩn đại tràng (E.Coli) không gây bệnh làm cho thành phần của mật bám vào Hoàng hạch hình thành sạn mật. Ngưu hoàng này cũng có giá khá đắt. Loại này bán dưới dạng bột màu cá vàng, mùi thơm như mùi mít chín, đựng trong lọ màu.

Ngưu hoàng nhân tạo là dùng mật trâu, bò, ngựa qua một quá trình xử lý mà thành. Chất lượng vì thế không thể bằng Ngưu hoàng tự nhiên, Ngưu hoàng thiên nhiên nhân tạo.

Hiện nay có rất nhiều người bị bệnh nặng, như ung thư, đột quỵ… đều nghe đồn thổi tìm mua Ngưu hoàng để hỗ trợ chữa bệnh. Vì thế giá Ngưu hoàng vốn đã đắt lại càng bị đẩy lên cao. Nhận định về Ngưu hoàng, Thầy thuốc Ưu tú Nguyễn Hồng Siêm - Chủ tịch Hội Đông y Hà Nội cho biết, Ngưu hoàng không tuyệt vời như đồn thổi. Cũng chính vì những lời đồn đại nên giá Ngưu hoàng mới cao như hiện nay.

Cũng theo Thầy thuốc Ưu tú Nguyễn Hồng Siêm, sách cổ viết Ngưu hoàng có tác dụng khai khiếu, tỉnh thần, làm thuốc An cung ngưu hoàng hoàn. Nhưng thực tế, ít người dùng sỏi mật trâu, bò, ngựa. Cũng rất ít thầy thuốc sử dụng vị thuốc này vì nó không có tác dụng lớn. Muốn dùng nó hiệu quả, phải phối hợp với các vị thuốc thành bài thuốc, như với thuốc An cung ngưu hoàn chữa các bệnh xuất huyết não, đột quỵ, liệt… Người chỉ định dùng vị Ngưu hoàng phải có trình độ y học cao mới bào chế được thuốc và vị thuốc chỉ phát huy tác dụng khi người bệnh sử dụng đúng liều lượng, đúng cách. Thầy thuốc Ưu tú Nguyễn Hồng Siêm khuyến cáo: “Người dân không nên tự tiện dùng vị thuốc này và càng không nên đặt mua thuốc của những thầy thuốc trên mạng Internet vì có thể bị lừa”.5 tuổi trong các lĩnh vực khác nhau, có một số lĩnh vực nghiên cứu giúp việc dễ dàng hơn.

Thầy thuốc Ưu tú Nguyễn Hồng Siêm - Chủ tịch Hội Đông y Hà Nội nói: “Ví như trong dạ dày con bò có vật to như quả bóng, mọi người cứ bảo là quý lắm, giá đắt lắm. Nhưng thực tế, đó là các loại cỏ bợ, dây nhợ không tiêu hóa được, lâu bị dịch vị trộn thành búi, chứ không có tác dụng quý và giá cao như đồn đại”.

Thứ lá bỏ đi, trồng chỉ để làm cảnh lại là thần dược vô cùng quý

Theo lương y Vũ Quốc Trung, trong loại lá này có chất tanin, vị chát là chất giảm tiêu chảy và chữa nhiều bệnh rất hiệu...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Uyển Hương (Gia Đình & Xã Hội)
Món ăn bài thuốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN