9 dấu hiệu cảnh báo bạn cần thay đổi chế độ ăn uống

Sự kiện: Sống khỏe

Chế độ ăn uống cân bằng là một trong những yếu tố chính để duy trì sức khỏe và tránh được một số bệnh tật, cả trẻ vị thành niên và lớn.

Chế độ ăn uống cân bằng là một trong những yếu tố chính để duy trì sức khỏe và tránh được một số bệnh tật. Vì vậy, có một vài dấu hiệu và triệu chứng của cơ thể có thể giúp bạn thấy rằng đã đến lúc thay đổi chế độ ăn uống của mình, theo Boldsky.

9 dấu hiệu cảnh báo bạn cần thay đổi chế độ ăn uống - 1

1. Thường xuyên đầy bụng, buồn nôn

Nếu bạn nhận thấy rằng bạn luôn phải chống chọi với cảm giác đầy bụng, căng cứng thường xuyên thì đó là dấu hiệu của một chế độ ăn uống tồi tệ. Có thể là do chế độ ăn uống của bạn chứa rất nhiều gluten hoặc sữa. Nếu bạn nhận thấy buồn nôn hay nôn mửa, đầy hơi sau khi uống sữa, ăn pho mát, có thể do cơ thể bạn không dung nạp lactose và thực phẩm giàu gluten. Bạn có thể thử cắt bỏ cả hai sản phẩm này khỏi chế độ ăn uống của bạn, để thấy rằng sự sưng phù làm giảm.

2. Bạn luôn cảm thấy đói

Nếu bạn cảm thấy thích ăn một cái gì đó liên tục, thậm chí sau khi đã ăn đầy đủ, lành mạnh và cân bằng các nhóm thực phẩm. Dấu hiệu thèm ăn này cũng có thể chỉ ra những sai lầm nhất định trong chế độ ăn kiêng của bạn, chẳng hạn như không tiêu thụ đủ chất đạm hoặc bỏ qua bữa ăn. Tiêu thụ một chế độ ăn giàu chất đạm và không bỏ qua bữa ăn có thể giữ cho bạn đầy đủ hơn và ngăn ngừa việc ăn nhịn ăn trên thức ăn vặt.

9 dấu hiệu cảnh báo bạn cần thay đổi chế độ ăn uống - 2

Hãy thay đổi chế độ ăn uống phù hợp khi bạn luôn có cảm giác đói. Ảnh: Boldsky

Thêm vào đó trên trang EatThis, Chuyên gia dinh dưỡng Cassie Bjork, một diễn giả, giám đốc điều hành và là tác giả có nhiều tác phẩm chuyên về dinh dưỡng, nói: "Đói là cách cơ thể phản ứng với việc cơ thể không được hấp thụ đầy đủ lượng dinh dưỡng cần thiết – đó là phản ứng sinh hóa và tín hiệu truyền từ não để cho bạn biết, bạn cần chế độ ăn đầy đủ hơn".

3. Táo bón

Táo bón là một dấu hiệu cảnh báo rằng chế độ ăn uống của bạn thực sự có vấn đề. Nếu bạn bị táo bón, nó có thể có nghĩa là chế độ ăn uống của bạn thiếu chất xơ và đã đến lúc cần bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ như rau, đậu, rau lá xanh, yến mạch ... cho chế độ ăn uống của bạn và đảm bảo rằng bạn uống đủ nước. Bởi chất xơ điều chỉnh hệ thống tiêu hóa của bạn, làm cho hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru.

4. Bạn luôn trong tình trạng tồi tệ, cáu kỉnh liên tục

Nếu bạn luôn luôn cáu kỉnh, có thể do chế độ ăn tác động đến tâm trạng của bạn. Điều này có thể là do lượng đường trong máu thấy và bạn không dung nạp đủ lượng carbohydrate lành mạnh. Để giải quyết vấn đề này, tiêu thụ ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, quả hạnh... chứa các carbs lành mạnh, điều này giúp cơ thể "hài lòng" hơn và cũng sản xuất nhiều serotonin (chất "hạnh phúc") trong não.

5. Da nổi mụn

Mụn trứng cá, thậm chí là nếp nhăn cũng cảnh báo chế độ ăn uống không cân bằng. Thông thường, mụn trứng cá có liên quan đến việc thói quen chăm sóc da, ô nhiễm...Tuy nhiên, chế độ ăn uống cũng có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc xuất hiện mụn trứng cá.  Bạn phải xem xét việc cắt giảm các loại thực phẩm có đường và các loại thực phẩm có dầu nhờ chế độ ăn kiêng của bạn vì các loại thực phẩm này có thể gây ra mụn trứng cá.

9 dấu hiệu cảnh báo bạn cần thay đổi chế độ ăn uống - 3

Da nổi mụn cũng là một dấu hiệu "sai lầm" trong chế độ ăn uống. Ảnh: Internet

Ngoài ra, một bài báo tổng quan được công bố trên tạp chí Dermato – Endocrinology cho thấy, chế độ ăn thiếu vitamin A có thể ảnh hưởng đến da của bạn. Vitamin A đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh sản xuất retinoid và sự thiếu hụt loại dinh dưỡng quan trọng này dễ dẫn đến tình trạng tóc khô, móng giòn dễ gãy. Ăn các loại thực phẩm như khoai lang, cà rốt hay bí để đảm bảo cơ thể được hấp thụ vitamin A hàng ngày.

6. Trầm cảm, dễ chán nản

Trầm cảm là một bệnh tâm thần nghiêm trọng. Trầm cảm thường gây ra khi lượng hoocmon serotonin trong não đã cạn kiệt. Thêm thực phẩm giàu kali như chuối, rau và vitamin B12 như trứng, cá, thịt gia cầm... vào chế độ ăn uống của bạn để giúp làm giảm trầm cảm, vì đây là những chất dinh dưỡng có thể làm tăng nồng độ serotonin trong não.

Trong Tạp chí Tâm thần học Ấn Độ cũng nhận định, sự thiếu hụt vitamin, khoáng chất đặc biệt là axit béo Omega-3 có thể dẫn đến trầm cảm và các bệnh tâm thần khác.

7. Rụng tóc

Nếu bạn nhận thấy rằng bạn đang bị rụng tóc rất nhiều trong một thời gian dài, mặc dù đã và đang cố gắng duy trì một thói quen chăm sóc tóc thích hợp, thì có lẽ thói quen ăn kiêng của bạn chính là thủ phạm. Nếu chế độ ăn uống không chứa đủ các chất đạm và sắt, nó có thể làm tóc gãy rụng và xơ. Rau bina, thịt, rau, đậu... cần được bổ sung vào chế độ ăn uống của bạn để ngăn ngừa tình trạng rụng tóc.

8 sai lầm trong ăn uống khiến bạn tăng cân vù vù

PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia đã chỉ ra những thói quen khiến nhiều người tăng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo N.Hà (Pháp luật TPHCM)
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN