Scandal ở Olympic: Từ bịa đặt trắng trợn đến cãi vã ỏm tỏi

Thứ Tư, ngày 24/08/2016 10:05 AM (GMT+7)
Chia sẻ

Olympic Rio diễn ra vào mùa hè 2016 này sẽ được nhớ đến không chỉ bởi những thành tựu mới của thể thao thế giới, mà còn bởi số lượng scandal không nhỏ liên quan đến các VĐV và Ban tổ chức.

Sự kiện: Olympic Tokyo 2020

Ryan Lochte và câu chuyện bịa đặt lấp liếm hành vi đáng xấu hổ

Ví dụ đầu tiên và được nhắc đến nhiều nhất chắc chắn là Ryan Lochte của ĐT bơi lội Mỹ. Anh và các đồng đội của mình, Jack Conger, Gunnar Bentz và James Feigen-đã khai báo rằng mình bị cướp bởi những người đàn ông được mô tả là mặc đồ cảnh sát.

Scandal ở Olympic: Từ bịa đặt trắng trợn đến cãi vã ỏm tỏi - 1

Lochte giành HCV cùng ĐT bơi lội Mỹ

Câu chuyện cuối cùng hoàn toàn là sự bịa đặt, một cố gắng nhằm che đậy hành động phá hoại mà các VĐV bơi của Mỹ gây ra khi phá vỡ cánh cửa ở một trạm xăng và tránh phải đền bù thiệt hại.

Mặc dù họ đã bảy tỏ sự hối tiếc và xin lỗi về hành động này, cộng đồng có vẻ chưa thể tha thứ cho sự lừa dối trắng trợn của họ.

Hope Solo làm khó mình vì "đả động" đến nước chủ nhà

Một VĐV khác người Mỹ, cầu thủ bóng đá nữ Hope Solo, cũng đã gây phiền toái đối với khán giả địa phương bằng cách trêu đùa ác ý với dịch bệnh vừa đi qua đất nước này.

Solo chọc tức khán giả Brazil kia bằng cách đăng hàng loạt những bức ảnh trên Twitter của mình sử dụng hashtag #zikaproof  để bày tỏ sự nghi ngại thái quá của mình về bệnh dịch nguy hiểm Zika vừa bùng phát ở nước chủ nhà.

Scandal ở Olympic: Từ bịa đặt trắng trợn đến cãi vã ỏm tỏi - 2

Hope Solo đã trêu đùa quá đáng người dân Brazil

Trong mỗi trận đấu của mình, mỗi khi Solo chạm bóng, cô đều phải chịu những tiếng la ó của khán giả Brazil : “Zeeeeee-Kaaaaaa”

Họ cũng có những bình luận trên mạng xã hội:

“Mong rằng Solo sẽ tự biết nhục."

“Video đám đông la hét “zika” vào Hope Solo thật là hài hước. Thật tội nghiệp, tôi thích cô ấy, nhưng cô ta đã tự làm xấu mặt bản thân mình.”

Tranh cãi Mỹ - Trung Quốc cuộc thi 4x100m nữ

Ở vòng đấu chọn ra các đại diện tham dự chung kết nội dung 4x100m chạy tiếp sức nữ, đội Mỹ cho rằng mình đáng được thực hiện lại phần thi chạy vì bị ảnh hưởng bởi một VĐV của nước chủ nhà Brazil.

Điều này sau đó được chấp thuận khiến cho cả nước chủ nhà Brazil và đối thủ cạnh tranh về huy chương và tuyển Trung Quốc đều bị loại khỏi 8 đại diện được thi đấu chung kết.

Chủ nhà thì không có động thái gì nhưng đối thủ Trung Quốc tỏ ra vô cùng cay cú và không chấp nhận nổi quyết định được ra của ban tổ chức khi cho Mỹ được chạy lại, và còn chạy trên một đường đua không còn đối thủ nào song hành.

Kết quả là Mỹ không những lọt vào vòng chung kết, loại Trung Quốc, mà còn giành luôn HCV của nội dung này thay vì bị loại do làm rơi gậy tiếp sức trước đó.

Đoàn Trung Quốc thậm chí đã làm to chuyện và đưa ra nghi ngờ về tính trong sạch của giải đấu.

Đau đầu chuyện vệ sinh

Khi giải đấu mới chỉ bắt đầu, các thành viên của đoàn Australia đã có phàn nàn về điều kiện sinh hoạt của làng Olympic. Thị trưởng của thành phố Rio de Janeiro, ông Eduardo Paes đã cố gắng xoa dịu bằng gợi ý đem đến cho họ những chú kangaroo để khiến họ cảm thấy thoải mái hơn.

Một số người còn dựa vào những than phiền về điều kiện sinh hoạt tại làng VĐV để "đá" sang chuyện tình trạng ô nhiễm môi trường tại Vịnh Guanabara: “Ở Guanabara còn được trang thiết bị tốt hơn ở làng Olympic, ở đó còn có ghế sofa và tủ lạnh.”

Chia sẻ
Theo Thế Anh (tổng hợp Sputniknews) ([Tên nguồn])
sự kiện Olympic Tokyo 2020
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN