Thí điểm bỏ công chức, viên chức: Không làm được nên dành cơ hội cho người khác

Sự kiện: Giáo dục

“Giáo dục cần sự đổi mới quyết đoán để nâng cao chất lượng. Giáo viên, ai có trình độ, dạy được thì làm, còn không nên nghỉ để người khác làm. Không thể cứ như một cây tầm gửi bám vào hệ thống khiến nó ngày càng ì ạch được”, một giáo viên cho hay.

Thời gian sắp tới, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ sẽ triển khai thí điểm bỏ công chức, viên chức đối với giáo viên, thay vào đó là chế độ hợp đồng “có vào - có ra” với chế độ đãi ngộ lớn. Nhiều giáo viên cho rằng, đó là một sự đổi mới hợp lý.

Vấn đề nằm ở chỗ: Chúng ta quản lý thế nào để công khai và minh bạch công tác tuyển dụng, sử dụng lao động?

Thầy Lê Văn Toán (giáo viên trường Tiểu học Kiên Thành – xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên, Yên Bái) ủng hộ chủ trương này: “Tôi nhất trí với việc bỏ công chức, viên chức giáo viên, thay vào đó là chế độ hợp đồng.

Giáo dục cần sự đổi mới quyết đoán để nâng cao chất lượng. Giáo viên, ai có trình độ, dạy được thì làm còn không nên nghỉ để người khác làm. Chứ không thể cứ như một cây tầm gửi bám vào hệ thống, khiến nó ngày càng ì ạch.

Tôi đã đứng lớp được 24 năm, nhiều người hỏi tôi, có tuổi rồi liệu có chạy theo sự đổi mới được không?

Tôi trả lời: “Đây là cuộc chơi song phẳng, nếu không có trình độ thì hãy bước ra và dành cơ hội cho người khác”.

Khi thông tin Bộ GD&ĐT triển khai thí điểm bỏ công chức, viên chức đối với giáo viên, nhiều đồng nghiệp của tôi phản đối. Tôi hiểu, họ phản đối vì quyền lợi bị ảnh hưởng, vì miếng cơm manh áo.

Nhưng bỏ công chức, viên chức là hợp lý, miễn là ta đừng ào ào tuyển dụng mà cần theo lộ trình để dần dần chúng ta tiếp cận những tinh hoa trên thế giới; phù hợp với đạo đức, văn hóa Việt Nam góp phần nâng cao chất lượng”.

Thí điểm bỏ công chức, viên chức: Không làm được nên dành cơ hội cho người khác - 1

Thời gian tới, Bộ GD&ĐT triển khai thí điểm bỏ công chức, viên chức với giáo viên 

Đồng tình với quan điểm bỏ công chức, viên chức giáo viên, cô Đặng Thị Thủy – giáo viên tiểu học Bình Dương cho hay: “Tôi ủng hộ việc bỏ công chức, viên chức trong ngành, vì nó giúp cho nền giáo dục trở nên sòng phẳng hơn. Ai có năng lực thì làm, không thì thôi. Việc đổi mới này cũng giúp cho giáo dục trở nên năng động hơn.

Tuy nhiên tôi cũng rất lo ngại. Bởi lẽ, ai sẽ có quyền ký hợp đồng hay chấm dứt hợp đồng với giáo viên? Liệu người đó có phải là Bao Công hay lại nhét con cháu vào? Nếu không cẩn thận, đây sẽ là cơ hội phát sinh tiêu cực rất lớn. Có khi người giỏi nhưng không được lòng sếp sẽ bị cắt hợp đồng còn kẻ xu nịnh lại được trọng dụng”.

Liên quan đến vấn đề này, cô Lê Thị Loan – nguyên Phó trưởng khoa Giáo dục (Học viện Quản lý Giáo dục) cho hay: “Đúng là nhiều nước trên thế giới không còn chế độ biên chế đối với người lao động nói chung và viên chức nói riêng.

Chẳng hạn ở Singapore, chính phủ giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đến từng cơ sở giáo dục, hiệu trưởng có quyền tuyển giáo viên, sa thải giáo viên và chịu trách nhiệm toàn diện đối với các hoạt động của trường, kể cả bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên.

Ở nước ta, trong ngành giáo dục và nhiều ngành khác vẫn tồn tại chế độ biên chế, tức là chỉ thực hiện tuyển một lần với một viên chức nào đó với chế độ thử việc, kèm cặp và khi đủ điều kiện sẽ trở thành viên chức chính thức cho đến khi nghỉ hưu.

Trong quá trình công tác vẫn có chế độ điều chuyển từ vị trí này sang vị khác vì yêu cầu công việc và vì năng lực của mỗi viên chức và nếu viên chức mắc các khuyết điểm nghiêm trọng theo luật lao động thì có thể nhận hình phạt cao nhất là ra khỏi biên chế.

Như vậy, với chế độ biên chế vẫn có vào, có ra chứ không phải là chỉ có vào. Nhưng trên thực tế có nhiều cơ quan vẫn có hiện tượng người làm không hết việc, người ngồi chơi xơi nước và rất khó trong việc sa thải những người này vì nhiều lý do khác nhau.

Để khắc phục hiện tượng này, ta có thể thay chế độ công chức bằng chế độ hợp đồng có thời hạn, nhưng phải có lộ trình và làm từ từ.

Theo tôi nên thực hiện chế độ hợp đồng đối với giáo viên mới tuyển, còn những người tuyển trước thì giữ nguyên và quản lý theo luật công chức. Nếu trường hợp nào thực sự không đủ năng lực thì động viên về hưu sớm hoặc chuyển công việc khác.

Để tránh những tiêu cực hoặc lạm quyền, cần có quy định rõ ràng về cơ chế tuyển dụng, cơ chế đào thải và phải có sự giám sát chặt chẽ từ các cơ quan có thẩm quyền và của cơ sở giáo dục".

PGS Văn Như Cương: Bỏ công chức, viên chức là phải tăng lương cho giáo viên

“Nếu chuyển sang chế độ hợp đồng mà chúng ta đảm bảo được cho giáo viên có thể sống bằng lương của mình thì tôi...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Hoàng Thanh (Infonet)
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN