Bất ngờ với những lợi ích thần kỳ khi bố mẹ kể chuyện cho con

Sự kiện: Giáo dục

Chỉ với hành động đơn giản là kể lại một câu chuyện từ cuốn sách hoặc trong trí nhớ của mình mỗi ngày, bố mẹ không chỉ giúp con hình thành và phát triển nhân cách mà còn nâng cao nhiều kỹ năng quan trọng giúp ích cho cuộc sống sau này.

1. Giáo dục đạo đức cho con

Trẻ con dù ở bất kỳ đâu trên khắp thế giới cũng đều thích nghe kể chuyện và thường cố gắng bắt chước theo những nhân vật yêu thích. Bằng cách kể câu chuyện với một thông điệp có ý nghĩa, bạn có thể khắc sâu vào tâm trí con những phẩm chất tốt đẹp như trí tuệ, lòng dũng cảm, sự thành thật… từ khi chúng còn nhỏ.

2. Nâng cao khả năng diễn đạt

Khi đọc to 1 câu chuyện, bạn đang để con làm quen với ngôn ngữ, học được những từ mới, cách diễn đạt hay. Nhờ nghe nhiều, trẻ cũng sẽ phát âm rõ ràng hơn.

3. Cải thiện kỹ năng nghe

Đa số trẻ chỉ có khả năng tập trung trong 1 thời gian ngắn và sẽ cảm thấy khó khăn khi phải làm việc gì đó mất nhiều thời gian. Do đó, trẻ có thể nói nhiều nhưng không dành thời gian nghe người khác nói. Với việc kể chuyện cho con, bố mẹ không chỉ giúp con cải thiện khả năng chú ý mà còn khiến con thích lắng nghe và thấu hiểu.

Bất ngờ với những lợi ích thần kỳ khi bố mẹ kể chuyện cho con - 1

Kể chuyện cho con mỗi ngày mang lại nhiều ý nghĩa trong việc phát triển tính cách của trẻ, đặc biệt là lứa tuổi mẫu giáo.

4. Khuyến khích sức sáng tạo và tưởng tượng

Lắng nghe một câu chuyện giúp trẻ tưởng tượng về các nhân vật, địa điểm, cốt truyện thay vì nhìn thấy nó trên tivi. Điều này cũng giúp tăng cường tính sáng tạo, có nhiều ý tưởng và một lối tư duy tự do.

5. Rèn luyện trí nhớ

Bằng cách sử dụng các ý tưởng thông minh, bạn có thể tận dụng việc kể chuyện để rèn trí nhớ cho trẻ. Mỗi lần đọc to 1 câu chuyện vào giờ đi ngủ, bạn hãy yêu cầu con kể lại sau vài ngày hoặc phát triển câu chuyện theo ý mình. Trẻ sẽ tập trung hơn khi thường xuyên được giao nhiệm vụ này.

6. Việc học tập trở nên dễ dàng hơn

Nhiều trẻ em có thói quen học vẹt, không thực sự hiểu nội dung. Khi kể chuyện trở thành hoạt động thường xuyên, trẻ sẽ thích thú với những gì mình đọc được, giúp việc học tập trở nên dễ dàng. Ví dụ, nếu trẻ không thể tiếp thu môn lịch sử ở trường, bạn có thể biến thành chuyện kể để trẻ háo hức và tò mò hơn.

7. Giao tiếp tốt hơn

Đôi khi, trẻ ngần ngại đặt câu hỏi dù vô cùng tò mò. Nghe kể chuyện thường xuyên, được bố mẹ đặt nhiều câu hỏi, trẻ học được thói quen này. Không chỉ cải thiện giao tiếp hằng ngày, nhiều trẻ còn phát triển khả năng diễn thuyết, hùng biện.

8. Dễ đối mặt với tình huống khó khăn

Trẻ thường trở nên bối rối trước tình huống khó khăn. Những câu chuyện với rất nhiều nhân vật và nghịch cảnh trong đó giúp trẻ hình dung tốt hơn về những rắc rối. Phụ huynh nên kể cho con cả chuyện buồn lẫn chuyện vui nhiều như nhau, nhằm giúp con trang bị tốt hơn cho cuộc sống phức tạp.

9. Mở rộng sự hiểu biết

Thông qua những câu chuyện kể, con sẽ được làm quen với nhiều địa danh và nền văn hoá khác nhau trên khắp thế giới. Bạn hãy lựa chọn những câu chuyện đơn giản nhưng đa dạng, về nhiều chủ đề hoặc nhiều quốc gia để cung cấp cho con của bạn một sự hiểu biết rộng lớn hơn với thế giới bên ngoài.

10. Ý thức về nguồn gốc và văn hóa

Những câu chuyện về tuổi thơ của bạn giúp con cảm thấy gần gũi hơn với truyền thống, văn hóa của dân tộc hoặc của gia đình. Trẻ có thể so sánh với hiện tại để biết sự khác nhau.

12 bí quyết ”thần sầu” nuôi dạy con cái giỏi giang, thành đạt

Mặc dù không có công thức chung để nuôi dạy con cái thành người thành đạt, giỏi giang. Nhưng những bậc cha mẹ “thành công“...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Huyền Anh (Theo Mom Junction) ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN