Trận đấu nổi bật

sebastian-vs-gregoire
Tiriac Open
Sebastian Korda
0
Gregoire Barrere
2
taylor-vs-jack
BMW Open
Taylor Fritz
2
Jack Draper
1
elena-vs-jasmine
Porsche Tennis Grand Prix
Elena Rybakina
2
Jasmine Paolini
1
alexander-vs-cristian
BMW Open
Alexander Zverev
0
Cristian Garin
2
cameron-vs-tomas-martin
Barcelona Open Banc Sabadell
Cameron Norrie
0
Tomas Martin Etcheverry
2
sloane-vs-yue
Open Capfinances Rouen Métropole
Sloane Stephens
2
Yue Yuan
0
felix-vs-jan-lennard
BMW Open
Felix Auger-Aliassime
0
Jan-Lennard Struff
0
iga-vs-emma
Porsche Tennis Grand Prix
Iga Swiatek
1
Emma Raducanu
0
arthur-vs-dusan
Barcelona Open Banc Sabadell
Arthur Fils
-
Dusan Lajovic
-
marta-vs-coco
Porsche Tennis Grand Prix
Marta Kostyuk
-
Coco Gauff
-
anhelina-vs-mirra
Open Capfinances Rouen Métropole
Anhelina Kalinina
-
Mirra Andreeva
-

Đua xe F1: Đối tác ăn ý, xưng hùng xưng bá

(Tin đua xe công thức 1 - Tin F1) Ngoại trừ những đội đua gốc của các nhà sản xuất động cơ, những đội đua độc lập khác đều phải mua động cơ để có thể tham dự cuộc đua. Trong lịch sử đã có không ít những sự kết hợp thành công với hàng tá danh hiệu giành được.

McLaren và Honda

(Giai đoạn: 1988-1992, Danh hiệu vô địch: 8, Chiến thắng chặng: 44, Pole: 53, Podium: 91)

Đua xe F1: Đối tác ăn ý, xưng hùng xưng bá - 1

Lần gần nhất hợp tác giữa bộ đôi này là quãng thời gian 3 năm thảm họa như tất cả đều đã rõ, tuy nhiên, mối quan hệ trong thế kỉ 20, điều tạo cảm hứng cho sự hợp tác lần thứ 2 sau này, bạn hoàn toàn có thể khẳng định rằng đây là thương vụ thành công nhất giữa một đội đua độc lập và nhà sản xuất động cơ. Trong 5 mùa giải cùng với nhau, họ đã giành chiến thắng 44 trên tổng số 80 chặng, và giành 4 chức vô địch cá nhân (3 trong số đó thuộc về Ayrton Senna) và đội đua.

Nổi bật nhất có lẽ là vào mùa giải đầu tiên năm 1988 khi Senna và Alain Prost ngồi phía sau tay lái của chiếc xe MP4/4 xuất sắc, năm đó họ có tới 15 trên 16 chiến thắng, thống trị hoàn toàn mùa giải. Mọi chuyện đã có thể khác đi rất nhiều nếu chủ tịch đội đua khi đó Ron Dennis đã không nhanh tay khi đối thủ Williams muốn “thoát khỏi” Honda vào thời điểm này.

Williams và Renault

(Giai đoạn: 1989-1997, Danh hiệu vô địch: 9, Chiến thắng chặng: 63, Pole: 79, Podium: 141)

Đua xe F1: Đối tác ăn ý, xưng hùng xưng bá - 2

Sự thất vọng lớn đã được Williams thể hiện khi họ ngừng phối hợp với Honda. Đội đua của Sir Frank Williams đã phải chịu đựng một năm 1988 khổ sở với động cơ Judd trước khi có sự hợp tác mới với Renault 1 năm sau đó. 1989 cũng là năm đầu tiên của quy chuẩn động cơ mới của F1, và sự kết hợp này đã sớm chứng tỏ rằng nó sẽ liên tục gặt hái được nhiều thành công trong những năm sắp tới.

Nhà sản xuất đến từ Pháp có những cách tiếp cận đổi mới về thiết kế nhà máy điện, làm nền móng cho những phát triển về kỹ thuật hiện đại. Cơn mưa chiến thắng đã tới với họ trong 3 năm đầu tiên đã làm bệ phóng cho chức VĐTG kép liên tiếp vào các năm 1992, 1993, 1996 và 1997, cùng với thêm 1 chức vô địch đội đua năm 1994. Renault rời khỏi F1 vào năm 1998 để Williams lại với một phiên bản động cơ “nhái” của Renault, phát triển và cung cấp bởi Mecachrome. Vận may của đội cũng theo đó mà biến mất.

McLaren và Mercedes

(Giai đoạn: 1995-2014, Danh hiệu vô địch: 4, Chiến thắng chặng: 78, Pole: 76, Podium: 231)

Đua xe F1: Đối tác ăn ý, xưng hùng xưng bá - 3

Cũng giống như “người hàng xóm” Williams, McLaren chật vật ngay sau khi hợp đồng với Honda kết thúc. Họ đã có một năm khởi sắc với Ford khi giành ngôi á quân năm 1993 nhưng lại khá khổ sở với Peugeot mùa giải tiếp theo.

Dù vậy ánh sáng của hy vọng lại đến với đội đua có trụ sở tại Woking vào năm 1995 khi họ có được sự hợp tác với Mercedes trong giai đoạn sẽ kéo dài tới 20 năm. Nhà sản xuất của Đức bắt đầu nổi tiếng trở lại nhờ vào Sauber năm 1993, dần dần xấy dựng đế chế của riêng mình. Và với sự xuất hiện của “thần đồng” thiết kế Adrian Newey từ Williams sang McLaren, mọi thứ đã sẵn sàng cho thành công.

Sự khởi đầu có phần chậm chạp khi họ chỉ có được 8 podiums trong 2 mùa giải đầu tiên, và rồi những chiến thắng đầu tiên đến vào năm 1997. 17 năm tiếp theo, họ giành được 4 danh hiệu vô địch và có thể con số đó đã lớn hơn kể cả khi tính đến sự thống trị của Schumacher và Ferrari. Xét cho cùng, với sự ổn định cao trong suốt 2 thập kỉ, họ đã giành được hơn 200 podiums và trở thành sự hợp tác về kỹ thuật ấn tượng nhất của F1.

Lotus và Ford-Cosworth

(Giai đoạn: 1967-1983, Danh hiệu vô địch: 9, Chiến thắng chặng: 47, Pole: 56, Podium: 97)

Đua xe F1: Đối tác ăn ý, xưng hùng xưng bá - 4

Nó đã được gọi là động cơ tốt nhất trong lịch sử F1 với nhiều lí do khác nhau. Trong hơn 25 năm lịch sử, Cosworth’s DFV là sự lựa chọn số 1 cho các đội đua độc lập lớn, giúp cho những tên tuổi như McLaren, Williams hay Tyrrell giành chiến thắng và có chức vô địch thế giới. Nhưng đội có được nhiều thành công nhất với Cosworth cũng chính là cái tên đầu tiên đã đưa họ tới với F1, Lotus.

Sự kết hợp bắt đầu khi trưởng đội đua Colin Chapman đề xuất với Cosworth về thiết kế một chi tiết hoàn toàn mới, được đầu tư bởi Ford. Ông ấy có sự kỳ vọng rất lớn và đã không phải thất vọng. Động cơ hoàn chỉnh đã được vào chiếc xe Lotus tại Hà Lan năm 1967 và chứng tỏ sức mạnh vượt xa so với phần còn lại của đoàn đua.

Điều này đã giúp Graham Hill có được pole và chiến thắng cho Jim Clark. Đó là thành tích cao đầu tiên trong số 47 chiến thắng của sự kết hợp này, kéo dài trong 17 năm với 4 chức vô địch cá nhân và 5 thuộc về đồng đội.

Đua xe F1: Đột phá tương lai, nâng tầm chiến mã, thu hút khán giả

Gần đây, nhóm chuyên gia của F1 đã tạo ra những hướng đi mới cho giải đấu.


           

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Roger Bui ([Tên nguồn])
F1 2024 - Đua xe công thức 1 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN