Trận đấu nổi bật

joao-vs-radu
Tiriac Open
Joao Fonseca
2
Radu Albot
0
taylor-vs-alejandro
BMW Open
Taylor Fritz
2
Alejandro Moro Canas
0

Tay đua F1 2016: Kỳ vọng rồi thất vọng (P2)

Một câu hỏi luôn được đặt ra sau mỗi mùa giải F1 đó là: Ai là tay đua có hiệu suất tốt nhất? Tiếp theo phần 1, phần 2 sẽ tiếp tục phân tích và xếp hạng các tay đua từ vị trí thứ 18 – 12 dựa trên mô hình Tiến sĩ ngành toán ứng dụng, đại học Harvard, Andrew Phillips.

18. Kevin Magnussen (4.50 điểm)

Sự trùng hợp giữa sự nghiệp đua xe của Jan Magnussen và Kevin Magnussen tiếp tục diễn ra. Cả hai đều tạo được ấn tượng rất tốt ở các giải trẻ. Cả hai đều lọt vào mắt xanh của các ông chủ ở McLaren, đua F1 lần đầu với McLaren và sau đó đều nhanh chóng mất suất đua vào tay tay đua khác. Cả hai sau đó đều có cơ hội thứ hai tại một đội đua yếu hơn với hậu thuẫn từ nhà sản xuất động cơ, tuy nhiên lại tiếp tục không gây được ấn tượng ở đội đua mới.

Tay đua F1 2016: Kỳ vọng rồi thất vọng (P2) - 1

Kevin Magnussen dường như chỉ phải đối đầu một đối thủ dễ chịu là Jolyon Palmer, tay đua chưa có nhiều kinh nghiệm với áp lực của F1. Về tổng thể, Magnussen chắc chắn ấn tượng hơn Palmer khi anh mang về cho Renault nhiều điểm số hơn người đồng đội.

Vị trí thứ 7 ấn tượng tại chặng đua ở Nga đã giúp cho Renault an toàn ở vị trí xếp trên Manor và Sauber trong phần còn lại của mùa giải. Tuy nhiên, ở vị trí của Magnussen, anh được kỳ vọng sẽ áp đảo Palmer trong tất cả các chặng đua chứ không phải chỉ là kết quả 50 – 50 như mùa giải vừa qua.

17. Pascal Wehrlein (4.66 điểm)

Có thể nói Wehrlein đã trải qua một mùa giải thú vị. Giai đoạn đầu của mùa giải, tay đua này đối đầu với Haryanto, trước khi Ocon thay thế tay đua người Indonesia trở thành đối thủ đáng gờm của anh. Ở trận chiến thứ nhất với Haryanto, chiến thắng rõ ràng đã thuộc về Wehrlein.  Tuy nhiên, ở lần đối đầu với Ocon thì kết quả đã sít sao hơn và dường như kết quả chung cuộc không có tay đua nào thực sự chiến thắng.

Ở Wehrlein có vẻ như còn rất nhiều tiềm năng chưa bộc lộ hết, và cũng giống như một hạt giống khác trong chương trình đào tạo trẻ của Mercedes - Ocon, Wehrlein chưa bao giờ được đánh giá ở một giải đua xe một chỗ ngồi nào cao như ở giải đua F3. Đây có thể xem là ví dụ điển hình cho việc một tay lái được kỳ vọng rất cao nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu.

Tuy nhiên với việc tay đua Nico Rosberg bất ngờ tuyên bố nghỉ hưu ngay sau khi vô địch, Mercedes dường như đang phải cân nhắc kỹ lưỡng xem có nên đưa một trong hai tay lái trẻ triển vọng này về đội một ngay bây giờ hay tiếp tục để hai tay đua này tiếp tục rèn luyện ở những đội đua yếu hơn.

16. Felipe Massa (4.91 điểm)

Tay đua kỳ cựu Felipe Massa quyết định sẽ nghỉ hưu sau khi mùa giải 2016 kết thúc. Một phần nguyên nhân đến từ việc đội đua Williams nhận được sự hỗ trợ về tài chính rất mạnh đến từ tỷ phú Lawrence Stroll đầy tham vọng, và đồng đội của Massa – tay đua Bottas rõ ràng là tay đua tốt hơn, vì thế dường như đội đua sẽ tìm kiếm một tay đua trẻ, khỏe hơn để thay thế Massa.

Tay đua F1 2016: Kỳ vọng rồi thất vọng (P2) - 2

Vì vậy, Massa đã chọn giải pháp nghỉ hưu vì đã không còn cơ hội nào cho anh ở các đội đua mạnh mà danh tiếng trong quá khứ lại không cho phép Massa gia nhập một đội đua trung bình yếu. Tuy nhiên hiện nay đang có nhiều đồn đoán anh sẽ trở lại Williams trong trường hợp Bottas sẽ ký hợp đồng với Mercedes để thay thế Rosberg.

15. Daniil Kvyat (5.03 điểm)

Đến cuối mùa giải 2016, sự nghiệp F1 của Kvyat là gần như không thể cứu vãn. Thua đậm trước Ricciardo và Sainz trong cùng một mùa giải, trong khi đó tay đua trẻ tài năng Pierre Gasly của Red Bull đang dẫn đầu thuyết phục ở GP2, Kvyat gần như không còn nằm trong kế hoạch cho tương lai của Red Bull. Tuy vậy, thay vì sa thải anh, Red Bull lại bất ngờ giữ Kvyat thêm một mùa giải ở Toro Rosso.

Có lẽ Red Bull giữ Kvyat như là một phương án dự phòng hạng sang trong trường hợp 3 tay đua còn lại, đều là những cái tên rất “hot” trên thị trường và đều có thể ra đi bất cứ lúc nào. Điều này cũng đồng nghĩa với việc tay đua Pierre Gasly sẽ phải chọn tiếp tục sự nghiệp ở giải đua Super Formula hoặc một giải đua nào đó khác vì theo quy định, tay đua nào vô địch ở GP2 sẽ không được tiếp tục đua ở đó nữa.

Quyết định chuyển Kvyat về lại Toro Rosso đầu mùa quả thực là một quyết định nghiệt ngã đối với tay đua này. Tuy nhiên, Kvyat cũng phải thừa nhận anh đã thua đậm Ricciardo ở 4 chặng đua là đồng đội của nhau. Ngay cả ở chặng Trung Quốc, nơi mà Kvyat được bước lên bục podium và được bầu chọn là tay đua hay nhất chặng thì Kvyat cũng không nhanh hơn Ricciardo dù cho tay đua này dính phải traffic.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Nhật Chương. ([Tên nguồn])
F1 2024 - Đua xe công thức 1 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN